CDN là gì? Cách tăng tốc truy cập website tại thị trường Việt Nam và Quốc tế

Đăng bởi: Admin , 08/08/2020 18:20

Một cách cải thiện thời gian tải trang của các website, đáp ứng yêu cầu về tốc độ người dùng đó là CDN. Đây cũng là một giải pháp lưu ảnh và video hay các content khác để khách quốc tế truy cập không bị chậm. CDN là gì? Tăng tốc truy cập quốc tế bằng CDN là như thế nào? Nếu đây là điều mà bạn cần hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn qua những chia sẻ dưới đây nhé!

1. Khái niệm CDN là gì?

CDN – Content Delivery Network có nghĩa là mạng lưới phân phối nội dung. Một CDN thực chất là một hệ thống nhiều cụm máy chủ biên sao chép nội dung từ máy chủ gốc và xử lý các yêu cầu từ người dùng. Để giúp mọi người ở nhiều nơi trên thế giới có thể dễ dàng truy cập vào website thì nhiều cụm máy chủ CDN sẽ được đặt rộng khắp toàn cầu.

Cấu trúc và cách thức hoạt động của hệ thống CDN

Cách website hoạt động trước và sau khi dùng CDN

Một hệ thống CDN có thể được chia làm các point of presence và các máy chủ biên. Hai thành phần này không tách rời mà một PoP trên thực tế là tập hợp của nhiều máy chủ biên khác nhau.Các máy chủ biên hợp lại thành các điểm PoP theo quy mô từ nhỏ đến lớn rồi tạo thành hệ thống một CDN hoàn chỉnh từ hàng chục điểm PoP trên khắp thế giới.

Các máy chủ biên hoạt động đơn giản, chứa các bản sao nội dung giống hết nhau và giống với trang web trên máy chủ gốc. Người dùng khi truy cập vào những máy chủ biên sẽ được sử dụng website với giao diện và những chức năng y hệt trên máy chủ gốc. Tuy nhiên, tốc độ truy cập được tăng mạnh vì hệ thống CDN tự động chuyển kết nối của người dùng về máy chủ biên gần nhất.

Đó là cách CDN giúp người dùng trên khắp thế giới vào được web của bạn một cách dễ dàng và nhanh chóng.Vị trí đặt PoP có tầm ảnh hưởng lớn tới hiệu quả của CDN, dù cho cấu hình và số lượng của các máy chủ biên cũng có tác động không nhỏ. Các CDN có PoP nằm càng gần những cột xương sống của Internet, các tuyến kết nối được duy trì bởi nhiều công ty, trung tâm mạng lưới lớn sẽ càng có hiệu suất và tốc độ lớn hơn.

2. Sử dụng CDN thì có lợi ích gì?

Theo thống kê, hiện có hơn 19 triệu website trên thế giới đang sử dụng các dịch vụ CDN. Vậy, lợi ích của CDN là gì?

Giảm độ trễ mạng – Tăng tốc truy cập tối đa

Như đã chia sẻ ở trên, hệ thống CDN sẽ chuyển hướng yêu cầu của người dùng về máy chủ biến gần nhất với họ. Khoảng cách tới máy chủ càng ngắn thì tốc độ đường truyền sẽ càng nhanh. Điều đó dễ dàng nhận thấy khi bạn chơi những game online quốc tế, game nào có máy chủ ở Việt Nam hay gần Việt Nam như Thái Lan, Singapore,…sẽ ít giật lag hơn hẳn.

Một ví dụ điển hình khác cho hiệu quả của CDN là google: tốc độ truy cập vào trang google tìm kiếm luôn rất nhanh dù bạn ở đâu. Lý do là bởi google đã sử dụng hệ thống CDN khổng lồ có các PoP đặt ở những nút giao thông Internet quan trọng trên thế giới. Sẽ có một vài máy chủ biên chứa bản sao hoàn hảo của google Tìm kiếm ở gần bạn dù bạn ở đâu đi nữa. Và dù có sự cố về đứt cáp thì việc truy cập vào google Tìm kiếm so với những website khác cũng ít bị ảnh hưởng.

Facebook, Youtube và Wikipedia,…top những web quốc tế phổ biến nhất thế giới cũng có tốc độ truy cập nhanh tương tự nhờ vào hệ thống CDN phân bố rộng khắp.

CDN giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi và giảm số lượng thoát trang cho website của bạn. Người dùng hiện tại có rất ít kiên nhẫn đối với những website lề mề, nếu tốc độ thông tin quá chậm họ sẵn sàng bỏ đi. Vì thế, hãy giữ họ ở lại với trang và các tính năng của trang hoạt động một cách mượt mà có thể khuyến khích họ đưa ra những hành động và tăng tỷ lệ chuyển đổi lên.

Nâng cao hiệu suất máy chủ

Có CDN, bạn không cần một máy chủ quá mạnh mẽ để vận hành website

Sử dụng CDN không những cải thiện tốc độ mà còn gia tăng hiệu suất cho máy chủ gốc của bạn. mọi yêu cầu của người dùng đều phải được xử lý trên máy chủ gốc nếu không có CDN. Máy chủ sẽ hoạt động với công suất cao hơn khi có nhiều truy cập hơn. Điều đó làm hao tổn nhiều băng thông hơn và về lâu dài sẽ gây nhiều tổn hại đến hiệu quả hoạt động của máy chủ.

Để tránh việc máy chủ cũng như hệ thống website bị quá tải và đột ngột ngưng hoạt động, bạn phải đầu tư thêm tiền để nâng cấp lên máy chủ mạnh hơn, tăng số lượng băng thông. Tuy nhiên, việc nâng cấp máy chủ là một bài toán nan giải và tốn không ít kinh phí.

Thay vào đó, việc sử dụng hệ thống CDN sẽ giúp bạn giảm rất nhiều cho máy chủ gốc của mình. Vì các máy chủ biên sẽ thay mặt xử lý những truy vấn của khách hàng. Máy chủ biên thường chỉ chứa những nội dung tĩnh, tuy nhiên may mắn là phần lớn nội dung web đều là nội dung tĩnh. Các CDN tiên tiến thậm chí còn có thể xử lý được các nội dung động, giúp cải thiện hiệu suất máy chủ gốc mạnh hơn nữa.

Tăng độ tin cậy và khả dụng của website

Việc giữ cho website luôn khả dụng là điều rất quan trọng. Nếu website có độ tin cậy thấp, dễ bị sập sẽ dấn đến nhiều hệ lụy khôn lường.

Việc sử dụng CDN để hạn chế tối đa khả năng không thể truy cập web là một điều cần thiết, nhất là khi bạn muốn quy mô lớn hơn và mở rộng hơn. Bạn sẽ có hàng chục bản sao nội dung gốc ở những máy chủ biên khi dùng CDN. Nếu chẳng may có sự cố xảy ra với máy chủ gốc hay một số máy chủ biên thì vẫn còn có những máy chủ biên an toàn. Nhờ đó, bạn có thể tiếp tục phục vụ khách truy cập cho đến khi khắc phục xong sự cố.

Mở rộng quy mô tiếp cận khách hàng và tăng trải nghiệm người dùng

CDN là một mạng lưới các PoP và máy chủ biên rộng lớn, được phân bố toàn cầu. Sử dụng CDN cho phép bạn mở rộng nhóm đối tượng khách hàng theo vị trí địa lý thông qua website của mình, từ đó mở rộng thị trường mà mình đang có ra các nước trong khu vực.

Nếu bạn muốn phục vụ khách hàng ở Mỹ, Nhật, Trung Quốc hay Úc, bạn không cần đi đâu xa, bạn có thể mua và sử dụng máy chủ ở Việt Nam với mức giá phù hợp khả năng của bạn? Điều duy nhất bạn cần là chọn dịch vụ CDN có PoP ở gân khu vực mà bạn muốn kinh doanh.

Với cách này bạn sẽ dễ dang tiếp cận khách hàng mục tiêu của mình ngoài quốc tế, xóa bỏ rào cản không gian và mang đến cho bạn nguồn thu lớn khi dễ dàng tìm được khách hàng quốc tế.

Độ bảo mật được tăng cao

Giảm rủi ro bị tấn công cho máy chủ gốc với nhiều tính năng bảo mật mạnh mẽ

Tương tự như hiệu suất, cách hoạt động của CDN – giảm xử lý trên máy chủ gốc cũng góp phần gia tăng khả năng bảo mật cho hệ thống.

Máy chủ biên là nơi giải quyết những vấn đề, yêu cầu của người dùng nhưng chúng chỉ là những bộ đệm cache đơn giản chứa các bản sao. Những nơi này nếu bị tấn công cũng không làm ảnh hưởng đến nội dung và hoạt động của máy chủ gốc.

Lúc đó, CDN sẽ chỉ đơn giản là tắt máy chủ biên đó đi và chuyển hướng yêu cầu người dùng sang một máy chủ biên khác còn khả dụng. Ngoài ra, các dịch vụ CDN cũng cung cấp sẵn các khả năng bảo mật chắc chắn cho toàn bộ hệ thống của mình. Thế nên, không dễ xảy ra việc một máy chủ biên nào đó bị hack. Hầu hết các máy chủ biên ngày nay đều có chứng chỉ bảo mật SSL, cũng như những tính năng bảo mật quan trọng khác như: chống hotlink, bảo mật token,…

Tối ưu chi phí và tiết kiệm công sức

Bạn sẽ phải tốn một khoản chi phí để thuê các dịch vụ CDN. Thế nhưng, so với số tiền bạn phải bỏ ra để nâng cấp máy chủ và khắc phục các rủi ro thì đó là một khoản đầu tư xứng đáng.

Bạn sẽ trì hoãn được việc nâng cấp máy chủ nhờ vào quy mô và sức mạnh của các hệ thống CDN mà vẫn phục vụ khách ghé thăm một cách hiệu quả. Bạn sẽ chỉ cần một máy chủ đủ mạnh để chứa vừa nội dung và xử lý một số yêu cầu khác. Bạn cũng sẽ né được các khoản chi phí bảo dưỡng, duy trì máy chủ, cũng như nâng cấp khả năng bảo mật, phòng chống tấn công mạng.

Điểm khuyết của CDN:

Tuy nhiên, không phải tất cả khách hàng, người sở hữu web đều nên sử dụng các dịch vụ CDN. Không phải CDN là con dao hai lưỡi hay gì mà chỉ đơn giản đôi khi nó không phù hợp với hoàn cảnh của bạn.

Hầu hết các CDN đều có mục đích phục vụ quốc tế với những điểm đặt PoP trên toàn cầu. Nếu trang web của bạn có quy mô vừa và nhỏ, trong khi đối tượng phục vụ đa phần ở gần máy chủ gốc thì sử dụng CDN là một lựa chọn dư thừa. Bạn sẽ không tận dụng được máy chủ biên nào mà vẫn phải trả phí duy trì hàng tháng.

Bên cạnh đó, như chúng tôi đã chia sẻ, CDN thực sự chỉ tiết kiệm về mặt kinh tế như một sự đầu tư lâu dài. Còn về trước mặt thì bạn sẽ tốn một khoản tiền để đăng ký dịch vụ.

Hiện nay có rất nhiều dịch vụ CDN miễn phí, thế nhưng thực chất họ chỉ miễn phí một phần hay một thời gian nào đó thôi. Đó được gọi là thời gian dùng thử. Bạn sẽ phải trả phí sau khi giai đoạn này kết thúc thì mới có thể tiếp tục sử dụng CDN.

Nói tóm lại, nếu bạn muốn có một dịch vụ CDN tốt để cải thiện trang web của mình thì phải bỏ ra một số tiền tương ứng. Số tiền đó ban đầu tương đối lớn, tuy nhiên thời gian càng trôi qua nó sẽ càng chứng tỏ được giá trị của mình.Một khuyến điểm nữa của CDN là đòi hỏi năng lực kỹ thuật để vận hành và duy trì. Kiến thức không là chưa đủ, bạn phải cần thêm cả kinh nghiệm để triển khai hệ thống một cách hiệu quả mặc dù các nhà cung cấp dịch vụ đã cố gắng đơn giản hóa quá trình cài đặt. Quá trình cập nhật nội dung cho các máy chủ biên hay xử lý những tình huống khó khăn,… đây cũng không phải việc là quá dễ dàng.

Nên dùng CDN cho website của bạn trong thời điểm nào?

Khi nào bạn nên dùng CDN cho website của bạn? Sau khi xem xét tất cả các yếu tố, câu trả lời thích hợp nhất có lẽ là tùy thuộc vào quy mô và đối tượng bạn nhắm đến.Nếu trang web của bạn hướng tới thị trường trong nước hay gói gọn ở một thành phố này đó như Sài Gòn, Hà Nội thì bạn không nên sử dụng CDN. Trong trường hợp này là dư thừa và tốn kém vì sẽ không có máy chủ biên nào ở gần khách hàng của bạn hơn máy chủ gốc.

Tuy nhiên nếu mô hình của bạn phủ trên toàn quốc, bạn có thể sử dụng dịch vụ của các nhà cung cấp CDN lớn trong nước. Những CDN này có các điểm PoP tại các thành phố lớn, nơi tập trung đông dân cư và kết nối mạng. CDN sẽ tăng tốc truy cập từ người dùng ở những địa điểm này hơn nữa, cải thiện trải nghiệm của họ và đen đến nhiều lợi ích cho trang web của bạn.

Còn nếu web của bạn hướng tới thị trường nước ngoài thì CDN chắc chắn sẽ là một giải pháp hữu hiệu và được khuyên dùng để tối ưu nội dung nhằm tăng tốc truy cập quốc tế, cải thiện hiệu suất máy chủ và vô số những lợi ích khác.

Trên đây là những chia sẻ về mạng lưới phân phối nội dung CDN là gì, ưu nhược điểm của CDN. CDN giúp tăng tốc truy cập đến website của bạn, thế nhưng việc có nên dùng CDN hay không còn phải phụ thuộc vào khoảng cách địa lý giữa máy chủ gốc và đối tượng khách hàng bạn hướng đến. Hi vọng, bài viết của Mona Media đã giúp bạn đưa ra quyết định đầu tư đúng đắn vào CDN và mang lại hiệu quả cao.

Có thể bạn quan tâm

Các phương án tối ưu tỷ lệ chuyển đổi cho website

Ngày đăng: 16/10/2020

Một cách cải thiện thời gian tải trang của các website, đáp ứng yêu cầu về tốc độ người dùng đó là CDN. Đây cũng là một giải pháp lưu ảnh và video hay các content khác để khách quốc tế truy cập không bị ...

Quy trình để một website lên mạng nhờ tối ưu hóa bài viết

Ngày đăng: 07/10/2020

Một cách cải thiện thời gian tải trang của các website, đáp ứng yêu cầu về tốc độ người dùng đó là CDN. Đây cũng là một giải pháp lưu ảnh và video hay các content khác để khách quốc tế truy cập không bị ...

Hướng dẫn đo lường hiệu suất website với Server Timing

Ngày đăng: 01/10/2020

Một cách cải thiện thời gian tải trang của các website, đáp ứng yêu cầu về tốc độ người dùng đó là CDN. Đây cũng là một giải pháp lưu ảnh và video hay các content khác để khách quốc tế truy cập không bị ...

Công cụ Google PageSpeed Insight giúp tối ưu tốc độ tải trang

Ngày đăng: 27/08/2020

Một cách cải thiện thời gian tải trang của các website, đáp ứng yêu cầu về tốc độ người dùng đó là CDN. Đây cũng là một giải pháp lưu ảnh và video hay các content khác để khách quốc tế truy cập không bị ...

Những yếu tố tăng thêm thành công cho website bán hàng

Ngày đăng: 24/08/2020

Một cách cải thiện thời gian tải trang của các website, đáp ứng yêu cầu về tốc độ người dùng đó là CDN. Đây cũng là một giải pháp lưu ảnh và video hay các content khác để khách quốc tế truy cập không bị ...

BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn
Mua web ngay