Tìm hiểu liên kết nội bộ – Hướng dẫn các cách đặt liên kết nội bộ hiệu quả nhất 2020

Đăng bởi: Admin , 07/09/2020 10:19

Link nội bộ (internal link ) là liên kết được chèn vào bài viết nhằm điều hướng khách hàng sang những bài viết có trong website khác. Mục đích chính của link nội bộ giúp khách hàng ở lại trang lâu hơn, điều hướng khách hàng đến danh mục sản phẩm, dịch vụ website cung cấp.

Ví dụ: website: https://mywebsite.vn có link dẫn tới trang https://mywebsite.vn/dich-vu/quang-ba-website-seo là liên kết nội bộ.

Link nội bộ không chỉ tác động đến trải nghiệm của khách hàng mà nó còn ảnh hưởng nhiều tới thứ hạng của website bạn. Liên kết nội bộ là một trong những yếu tố SEO quan trọng, đồng thời nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.

Giá trị link nội bộ

Liên kết nội bộ thường xuất hiện bên trong bài viết, các trang, footer. Những liên kết nội bộ sẽ giúp website hình thành nên cấu trúc website. Cấu trúc website thường gặp là liên kết nội bộ trỏ về trang chủ, danh mục, bài viết,…

Mục đích chính của link nội bộ:

Quảng bá các sản phẩm, dịch vụ từ những bài viết phù hợp với người dùng, đưa ra lời kêu gọi hành động. Đây là mục đích chính của link nội bộ. Ví dụ: bạn đặt link bài viết báo giá dịch vụ SEO tổng thể trong bài viết trong bài viết chia sẻ: hướng dẫn lập kế hoạch SEO tổng thể từ A-Z

Điều hướng người dùng tới những nội dung chuyên sâu hoặc nội dung liên quan. Giúp người dùng ở lại trang lâu hơn và cung cấp thêm nhiều giá trị. Ví dụ: bạn đang viết một bài các công cụ phân tích từ khóa hiệu quả, bạn chèn một liên kết bài viết hướng dẫn chi tiết sử dụng công cụ phân tích đó. Từ đó, người dùng được cung cấp nhiều giá trị hơn.

Là yếu tố quan trọng trong xếp hạng thứ hạng website

Giúp Robots thu thập dữ liệu website nhanh hơn.

Google nhìn nhận website của bạn dưới góc độ số liệu phân tích. Người dùng ở trên website ( bao gồm ở lại trang, lượt xem, tỷ lệ quay lại trang, hành vi trên trang…) càng cao được Google đánh giá website của bạn càng tốt. Vì vậy, liên kết nội bộ là yếu tố quan trọng đối với Google.

Link (liên kết nội bộ) cần có

1. Cấu trúc Website

Bạn nên bố trí cấu trúc website một cách khoa học. Bố trí website, link nội bộ hợp lý sẽ giúp website được tối ưu.

Hiện nay, người dùng thường có hành vi tìm kiếm thông tin nhanh chóng. Nếu thông tin đó website của bạn không được đưa ra trực tiếp thì người dùng thường thoát trang và tìm kiếm website mới.

Việc mất nhiều thời gian, qua nhiều trang rồi mới tới trang quan trọng khiến người dùng sẽ thoát khỏi trang vì tốn nhiều thời gian. Do đó, hãy giúp người dùng tìm kiếm thông tin nhanh nhất có thể.

Những lợi thế website của bạn là gì, bạn cần đặt nơi người dùng dễ thấy nhất, bắt mắt và khoa học nhất. Để kiếm tra độ sâu của trang web, bạn hãy sử dụng công cụ Website Auditor. Nhờ công cụ này, bạn sẽ thấy được có bao nhiêu lần nhấp để đến được một Url bất kỳ.

2. Nên đặt liên kết ở tất cả các bài viết

Google tìm kiếm thông tin trên trang của bạn bằng sơ đồ website bạn đã khai báo, khám phá website bằng cấu trúc liên kết nội bộ. Điều này cho thấy nếu một website không có liên kết thì sẽ khó được Google “ưu ái”. Vì vậy, bạn nên đặt liên kết nội bộ đến các trang lớn

Để kiểm tra những trang không có liên kết này, bạn có thể sử dụng Website Auditor. Cách làm như sau:

B1. bạn truy cập Pages dashboard và click Rebuild Project.

B2. Ở STEP 1 của phần rebuild dịch vụ seo

B3. Chọn Show expert options box.

B4. Ở STEP 2, hãy click Look for orphan pages dịch vụ seo

B5. Sau khi phần mềm quét xong website, bạn sẽ thấy những trang không link ở trong Pages dashboard, được đánh dấu bằng thẻ Orphan page.

Một cấu trúc website tốt là khi tất cả trang quan trọng đều nhận được liên kết và người dùng chỉ mất tới 3 click chuột để tới được trang sâu nhất.

Một ví dụ cho một cấu trúc liên kết không tốt là khi có một trang không link và các liên kết không nhất quán với nhau.

Xem thêm: Dịch vụ quảng cáo Google Ads cam kết KPI hàng đầu Hà Nội

3. Giữ số lượng liên kết giữa các trang hợp lý

Số lượng liên kết đến bài viết này quá nhiều trong khi những bài viết khác ít hoặc không có. Google sẽ nhìn nhận website của bạn không tốt.

Với một bài viết chất lượng, không nên đặt quá nhiều liên kết nội bộ trong bài viết. Vậy bao nhiêu là nhiều ?

Để có một bài viết chất lượng, cứ khoảng 200 từ trong bài bạn nên đặt một liên kết nội bộ. Từ đó bạn có số lượng link nội bộ phù hợp. Ngoài ra bạn có thể sử dụng Website Auditor để tìm được bài viết quá nhiều liên kết nội bộ.

4. Link ảnh cần có Alt

Thuộc tính Alt đóng vai trò là mô tả cho ảnh trong bài viết. Thẻ Alt có tác dụng là ảnh trong bài viết vì lỗi gì đó không hiển thị, thẻ Alt sẽ được hiển thị, giúp người dùng hiểu được nội dung bức ảnh. Ngoài ra, thẻ Alt là yếu quan trọng SEO trong Google Image.

Để tìm những liên kết hình ảnh cùng thẻ Alt, bạn hãy chuyển đến Site Audit dashboard trong phần mềm Website Auditor, bạn click vào Empty Alt Image để hiển thị đầy đủ.

5. Đặt liên kết nhiều ngay trong nội dung chính

Các liên kết được đặt trong nội dung của trang có giá trị SEO cao hơn các liên kết trong tiêu đề hoặc thanh bên. Các liên kết sau là những liên kết có mục đích điều hướng toàn trang và có vẻ như Google coi những liên kết đó là liên kết nội bộ có giá trị.

Đồng thời, từ khóa và bài viết sẽ giúp Google hiểu cấu trúc, nội dung website của bạn hơn, giúp cho website của bạn có thứ hạng cao

6. Hạn chế liên kết điều hướng ra ngoài

Bạn không nên đặt nhiều liên kết điều hướng ra ngoài trang external link như là youtube. Vì khi học click vào những link dẫn ra ngoài trang ấy sẽ làm người dùng vô tình thoát khỏi website của mình

Ngược lại, nếu bạn cài đặt mở liên kết nội bộ sang tab mới, website của bạn sẽ được tính nhiều lượt view hơn.

 

Có thể bạn quan tâm

Các tiêu chí để Google đánh giá xếp hạng website

Ngày đăng: 21/09/2020

Link nội bộ (internal link ) là liên kết được chèn vào bài viết nhằm điều hướng khách hàng sang những bài viết có trong website khác. Mục đích chính của link nội bộ giúp khách hàng ở lại trang lâu hơn, điều hướng khách ...

Cuộc đua đường trường: Chiến dịch digital marketing

Ngày đăng: 21/09/2020

Link nội bộ (internal link ) là liên kết được chèn vào bài viết nhằm điều hướng khách hàng sang những bài viết có trong website khác. Mục đích chính của link nội bộ giúp khách hàng ở lại trang lâu hơn, điều hướng khách ...

An toàn trong SEO là thế nào?

Ngày đăng: 21/09/2020

Link nội bộ (internal link ) là liên kết được chèn vào bài viết nhằm điều hướng khách hàng sang những bài viết có trong website khác. Mục đích chính của link nội bộ giúp khách hàng ở lại trang lâu hơn, điều hướng khách ...

Xây dựng chiến lược SEO hiệu quả với 5 yếu tố cơ bản

Ngày đăng: 21/09/2020

Link nội bộ (internal link ) là liên kết được chèn vào bài viết nhằm điều hướng khách hàng sang những bài viết có trong website khác. Mục đích chính của link nội bộ giúp khách hàng ở lại trang lâu hơn, điều hướng khách ...

Những kỹ năng mà mỗi marketer về digital marketing phải có

Ngày đăng: 21/09/2020

Link nội bộ (internal link ) là liên kết được chèn vào bài viết nhằm điều hướng khách hàng sang những bài viết có trong website khác. Mục đích chính của link nội bộ giúp khách hàng ở lại trang lâu hơn, điều hướng khách ...

BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn
Mua web ngay