Nginx Là Gì? Kiến Thức Tổng Quan Về Web Server Ngnix

Đăng bởi: Admin , 26/11/2020 09:53

Nói đến Nginx và Apache, dân công nghệ sẽ nghĩ ngay đến 2 Web Server tốt nhất trên thị trường hiện nay. Đây là một phần mềm có nhiều ưu điểm vượt trội giúp bạn phát triển Website của mình một cách dễ dàng và thuận lợi hơn. Nginx còn cho phép người dùng xử lý được nhiều vấn đề truy vấn phức tạp mà không phải Web Server nào cũng làm được. Bạn đã biết Nginx là gì chưa? Nginx có thể làm được những gì và nguyên lý hoạt động ra sao?

Bài viết hôm nay, My Website sẽ đồng hành cùng bạn đi tìm hiểu toàn tập về Nginx, mời bạn cùng theo dõi ngay nhé!

1. Khái niệm Nginx là gì?

Nginx hay còn được gọi là “Engine-Ex”, một phần mềm mã nguồn mở nổi tiếng của Web Server ra đời năm 2004 bởi Igor Sysoev. Tuy nhiên, nhà sáng lập này được biết là đã triển khai nghiên cứu và đạt được thành tựu từ năm 2002 cùng Nginx. Theo đó, ông tạo ra Nginx với khả năng giải quyết được nhiều vấn đề lớn cùng lúc, gọi tắt là vấn đề C10k. C10k được hiểu là giới hạn của việc xử lý 10 ngàn kết nối trong cùng thời điểm.

Ban đầu, Nginx được dùng để phục vụ cho những Website HTTP, nhưng giờ đây nó cũng được dùng nhiều để làm Reverse Proxy, HTTP Load Balancer và Email Proxy như IMAP, POP3, và SMTP. Vì sở hữu khả năng mạnh mẽ, Nginx được nhiều Website có lượng Traffic lớn đầu tư sử dụng. Một trong số đó có thể kể đến những ông lớn như: Google, Netflix, Adobe, Cloudflare, WordPress,…

Nginx được Igor Sysoev khai sinh vào năm 2004

2. Những tính năng của Nginx

Sau khi đã tìm hiểu Nginx là gì, chắc chắn bạn sẽ muốn biết vì sao Nginx lại được tin cậy và ưa chuộng. Đó là bởi vì phần mềm này sở hữu nhiều tính năng đa dạng và ưu việt. Có thể tóm lại tính năng của Nginx trong 2 máy chủ dưới đây:

2.1. Tính năng của Nginx trong máy chủ HTTP

Nginx trong máy chủ HTTP có khả năng xử lý vấn đề kết nối với số lượng lớn lên đến 10.000 trong cùng một lúc. Chưa kể, chúng hoàn toàn có thể xử lý với bộ nhớ khá thấp.

Nginx có thể phục vụ cho những Static Files (thư mục tĩnh) và hỗ trợ lập chỉ mục tập tin.

Bằng bộ nhớ đệm Cache, Nginx giúp máy chủ tăng tốc Reverse Proxy hiệu quả. Từ đó, chúng giúp cân bằng tải đơn giản và khả năng chịu lỗi.

Nginx còn hỗ trợ tăng tốc nhanh cùng các bộ nhớ đệm như: FastCGI, Uwsgi, SCGI hay các máy chủ Memcached.

Để tăng tốc độ nạp trang nhanh hơn, Nginx có tính năng nén Gzip tự động nhờ kiến trúc Modular.

Mã hóa được cho SSL và TLS, có cấu hình linh hoạt cùng tính năng lưu lại nhật ký truy vấn cực chính xác.

Nginx là một trong những phần mềm Web server đáng tin cậy nhất hiện nay

Khi vần, Nginx có thể chuyển hướng lỗi 3XX – 5XX và dùng Regular Expressions để viết lại chương trình URL.

Với tính năng đa dạng, phần mềm này còn có thể hạn chế được các tỷ lệ đáp ứng truy vấn. Đồng thời, Nginx cho phép giới hạn số kết nối cùng lúc hoặc truy vấn từ cùng 1 địa chỉ IP.

Nginx có khả năng nhúng mã PERL, hỗ trợ và tương thích với IPv6 cũng như WebSockets

Hỗ trợ truyền tải file FLV và MP4 cho các nhu cầu giải trí.

3.2. Những tính năng trong máy chủ Mail Proxy của Nginx là gì?

Trong máy chủ Mail Proxy, những tính năng của Ngnix là gì?

Nginx hỗ trợ nhiều phương thức xác thực đa dạng cho máy chủ Proxy như: POP3, IMAP, SMTP,…

Ngoài ra, Nginx còn có chức năng hỗ trợ SSL, STARTTLS và STLS vô cùng hữu hiệu.

Nginx sở hữu nhiều tính năng vượt trội hơn hẳn so với các phần mềm web server khác

3. Nguyên lý hoạt động của Nginx

Về cơ bản, Nginx hoạt động cũng tương tự như những phần mềm Web Server khác. Đầu tiên, khi người dùng truy cập trang Web, trình duyệt trên máy sẽ kết nối với Server chứa trang Web này. Sau đó, Server sẽ tìm đúng tập tin yêu cầu của Website và gửi ngược về cho người dùng, Đây được gọi là trình tự xử lý Single Thread hay cấu trúc luồng. Nghĩa là các bước chỉ thực hiện đúng theo một quy trình duy nhất. Và, mỗi yêu cầu sẽ được tạo cho một Thread riêng biệt.

Thế nhưng, nguyên lý hoạt động của Nginx có sự khác biệt ở chỗ nó hoạt động theo dạng kiến trúc bất đồng bộ, theo hướng sự kiện. Cụ thể, Nginx cho phép các Threads tương đồng với nhau cùng được quản lý trong cùng một tiến Process. Tức là, mỗi Process sẽ bao gồm nhiều thực thể nhỏ hơn – Worker Connections – làm nhiệm vụ xử lý tất cả Threads.

Theo đó, các Worker Connections chính là bộ phận gửi yêu cầu cho Worker Process, và Worker Process lại tiếp tục gửi nó cho Master Process. Cuối cùng, Master Process sẽ đáp ứng các yêu cầu về cho người dùng. Đó cũng là lý do vì sao mỗi Worker Connections lại có thể xử lý được hàng ngàn yêu cầu tương tự nhau. Nhờ vậy, Nginx cũng có thể xử lý hàng ngàn yêu cầu khác nhau cùng một lúc.

Nginx và Apache là 2 web server được sử dụng nhiều nhất hiện nay

4. Hướng dẫn kiểm tra Website của bạn có sử dụng Nginx không

Khi đã hiểu rõ Nginx là gì, nhiều người chắc hẳn sẽ muốn xem Website của mình đang sử dụng có đang chạy Nginx hay không. Để biết vấn đề này, bạn có thể kiểm tra bằng HTTP Header. Đầu tiên, bạn dùng Network Tab của Chrome Devtools nhằm tìm được HTTP Header. Sau đó, bạn thao tác theo các bước sau đây để kiểm tra:

Bước 1. Mở trang cần kiểm tra trên ứng dụng tìm kiếm Chrome.

Bước 2. Nhấn tổ hợp phím Ctrl + Shift + I hoặc F12 tùy theo chức năng phím tắt của từng loại máy tính.

Bước 3. Lúc này, bạn sẽ thấy cửa sổ Chrome Devtools hiện lên màn hình.

Bước 4. Tại hộp thoại này, nếu bạn không thấy Network Tab hãy nhấp thêm chuột vào biểu tượng “>> ” để mở rộng thêm thông tin. Sau đó, bạn tiếp tục cho Tab Network.

Bước 5. Khi đã mở Tab Network bạn sẽ thấy mục HTTP Header, hãy chọn vào đây để kiểm tra xem có dòng chữ Nginx không nhé.

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các phần mềm Pingdom hoặc GTmetrix để thực hiện kiểm tra Nginx trong Website của mình.

Bạn có thể dễ dàng kiểm tra website có sử dụng Nginx hay không bằng cách truy cập vào mã nguồn web

5. Kết luận

Bài viết trên đã giới thiệu đến bạn khái niệm Nginx là gì cũng như những lợi ích mà chúng đem lại so với các máy chủ khác. Hy vọng rằng, những thông tin này mang đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích về một Web Server hiệu quả. Để biết thêm nhiều vấn đề công nghệ hay, mời bạn cùng đồng hành với My Website trong các bài viết sau nhé!

Có thể bạn quan tâm

Apache Là Gì? Tổng Hợp Các Kiến Thức Cần Biết Về Apache

Ngày đăng: 05/12/2020

Nói đến Nginx và Apache, dân công nghệ sẽ nghĩ ngay đến 2 Web Server tốt nhất trên thị trường hiện nay. Đây là một phần mềm có nhiều ưu điểm vượt trội giúp bạn phát triển Website của mình một cách dễ dàng và ...

Tại sao khi thiết kế giao diện website cần tối ưu hóa trên di động?

Ngày đăng: 05/12/2020

Nói đến Nginx và Apache, dân công nghệ sẽ nghĩ ngay đến 2 Web Server tốt nhất trên thị trường hiện nay. Đây là một phần mềm có nhiều ưu điểm vượt trội giúp bạn phát triển Website của mình một cách dễ dàng và ...

Những lưu ý quan trọng để xây dựng blog doanh nghiệp hiệu quả

Ngày đăng: 05/12/2020

Nói đến Nginx và Apache, dân công nghệ sẽ nghĩ ngay đến 2 Web Server tốt nhất trên thị trường hiện nay. Đây là một phần mềm có nhiều ưu điểm vượt trội giúp bạn phát triển Website của mình một cách dễ dàng và ...

Tạo Blog, Một Trong Những Cách Tăng Traffic Tự Nhiên

Ngày đăng: 05/12/2020

Nói đến Nginx và Apache, dân công nghệ sẽ nghĩ ngay đến 2 Web Server tốt nhất trên thị trường hiện nay. Đây là một phần mềm có nhiều ưu điểm vượt trội giúp bạn phát triển Website của mình một cách dễ dàng và ...

10 cách tăng tốc độ trang web hiệu quả. NHANH – GỌN – ĐƠN GIẢN

Ngày đăng: 05/12/2020

Nói đến Nginx và Apache, dân công nghệ sẽ nghĩ ngay đến 2 Web Server tốt nhất trên thị trường hiện nay. Đây là một phần mềm có nhiều ưu điểm vượt trội giúp bạn phát triển Website của mình một cách dễ dàng và ...

BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn
Mua web ngay