Marketing là như thế nào? 9 chức năng của marketing đối với doanh nghiệp?

Đăng bởi: Admin , 12/10/2020 15:34

Marketing hiện đại đang là một “vũ khí bí mật” lợi hại. Nó giúp các thương hiệu có thể giữ vững vị thế trên thương trường. Mặc dù vậy, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất và chức năng của marketing. Hãy cùng My Website theo dõi bài viết dưới đây, để hiểu rõ hơn về chức năng của marketing đối với doanh nghiệp bạn nhé.

 

Chức năng của marketing đối với doanh nghiệp

1. Marketing là gì?

1.1. Khái niệm về marketing

Có rất nhiều định nghĩa về marketing khác nhau nhưng về mặt bản chất thì chúng giống nhau.

✔️Theo E.J McCarthy ” Marketing chính là quá trình thực hiện các hoạt động, với mục đích đạt được những mục tiêu của tổ chức thông qua việc đoán trước các nhu cầu của khách hàng hay người tiêu dùng, để điều khiển các dòng hàng hóa dịch vụ thỏa mãn các nhu cầu từ nhà sản xuất đến khách hàng hay người tiêu dùng.”

✔️Theo giáo sư Philips Kotler – người được coi là cha đẻ của ngành marketing hiện đại ở Mỹ. “Marketing là một dạng hoạt động của con người nhằm thoả mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua trao đổi hàng hóa.”

✔️Đúc kết lại, marketing chính là một quá trình tổ chức, quản lý mang tính xã hội. Nhờ đó mà cá nhân và các nhóm người khác nhau nhận được cái mà họ cần và mong muốn. Thông qua việc tạo ra, cung cấp và trao đổi các sản phẩm có giá trị với những người khác.

1.2. Phân loại marketing

Marketing hiện nay được chia thành 2 nhóm.

 

Marketing truyền thống và marketing hiện đại

1.2.1. Marketing truyền thống (cổ điển)

Là hoạt động marketing nhằm hướng dòng sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất. Marketing cổ điển không chú trọng đến yếu tố khách hàng. Vì vậy, việc thay thế marketing truyền thống bằng một hình thức marketing mới là điều tất yếu.

1.2.2. Marketing hiện đại

Là hoạt động của con người nhằm hướng đến việc thỏa mãn các nhu cầu, mong muốn thông qua quá trình trao đổi hàng hóa. Marketing hiện đại đã chú ý tới khách hàng nhiều hơn và thị trường là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình sản xuất hàng hóa. Marketing có mục tiêu chính là tối đa hóa các lợi nhuận. Nhưng chính nó là các mục tổng thể dài hạn. Còn biểu hiện trong ngắn hạn là sự thỏa mãn thật tốt nhu cầu của khách hàng.

2. Chức năng của marketing đối với doanh nghiệp

Suy cho cùng, mục tiêu mà marketing muốn hướng đến là tạo ra sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa đơn vị sản xuất với người tiêu dùng. Làm sao để có thể tối ưu sự hài lòng về sản phẩm của họ. Chức năng marketing sẽ bắt đầu từ định nghĩa nhu cầu ham muốn của khách hàng, sau đó tìm ra cách giải quyết chúng để thỏa mãn được những nhu cầu đó. Dưới đây là 9 chức năng chính của marketing được nhắc đến nhiều nhất.

 

9 chức năng chính của marketing

2.1. Thu thập và phân tích thông tin thị trường để thích ứng với nhu cầu của khách hàng

Đây là một chức năng quan trọng của marketing. Vì vậy, để thực sự hiểu rõ khách hàng, bạn cần trả lời được các câu hỏi sau đây:

✔️Khách hàng muốn gì?

✔️Số lượng cần là bao nhiêu?

✔️Với mức giá nào?

✔️Khi nào thì họ muốn sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn?

✔️Khách hàng thích loại quảng cáo nào?

✔️Khách hàng muốn dịch vụ/ sản phẩm bên bạn xuất hiện ở đâu?

✔️Khách hàng thích loại hình phân phối nào?

Chức năng này cho phép bạn thu thập và phân tích được các thông tin liên quan đến thị trường qua mục tiêu cụ thể của doanh nghiệp. Qua đó, giúp bạn thấu hiểu được những nhu cầu của khách hàng. Phát triển sản phẩm sao cho đáp ứng và thỏa mãn mong muốn của người tiêu dùng tốt nhất. Từ các thông tin về khách hàng như hành vi tiêu dùng, sở thích cá nhân, sẽ được các marketer thu thập và phân tích hiệu quả. Trên cơ sở đó, marketer sẽ tìm hiểu sản phẩm nào có cơ hội phát triển nhất trên thị trường hiện nay.

2.2. Chức năng phát triển và thiết kế sản phẩm

Phát triển sản phẩm vừa là một chức năng quan trọng, vừa là nhiệm vụ của bộ phận marketing để tìm hiểu nhu cầu của thị trường. Sau đó tiến hành thiết kế sản phẩm dựa trên mong muốn của thị trường. Việc phát triển sản phẩm sẽ được nhân viên marketing thực hiện và trải qua các bước cơ bản nhằm phát triển một sản phẩm riêng biệt nhắm đúng vào thị hiếu. Các sản phẩm/dịch vụ đó cũng nên được quản lý và sửa đổi dựa trên kết quả của kinh doanh. Từ đó, thay đổi sản phẩm/ dịch vụ để phù hợp với xu hướng thị trường.

Do vậy, chúng ta có thể thấy rằng, chức năng thiết kế và phát triển sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong khâu bán sản phẩm. Một sản phẩm/ dịch vụ thực sự tốt từ khâu thiết kế cho đến chất lượng mới thu hút được khách hàng.

2.3. Chức năng tiêu chuẩn hóa và chấm điểm

Tiêu chuẩn hóa ở đây chính là xác định các tiêu chuẩn liên quan đến kích thước, chất lượng, thiết kế, trọng lượng, màu sắc,… cho một sản phẩm cụ thể. Các sản phẩm/ dịch vụ có cùng đặc điểm ( tiêu chuẩn) sẽ được xếp vào cùng một loại. Đây được gọi là xếp hạng sản phẩm. Việc này giúp doanh nghiệp phục vụ được các phân khúc thị trường khác nhau nhưng vẫn đảm bảo được tiêu chuẩn của sản phẩm.

Ví dụ: Một công ty sản xuất tivi đưa ra thị trường sản phẩm có kích cỡ màn hình đa dạng như 50 inch, 46 inch, 42 inch, 32 inch, 20 inch,…Khách hàng sẽ chọn mua sản phẩm dựa trên nhu cầu của họ. Những người thích xem tivi màn hình to thì sẽ chọn loại 50 inch, 46 inch. Còn kích thước nhỏ thì họ chọn loại 32 inch, 20 inch, tiết kiệm được chi phí mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm.

Do đó, việc xếp hạng giúp việc mua bán sản phẩm trở nên dễ dàng hơn.

2.4. Chức năng phân phối

Chức năng này bao gồm các hoạt động nhằm tối ưu sản phẩm đến được tới tay người tiêu dùng. Để thực hiện được chức năng này, các marketer sẽ phải tính đến việc hàng hóa được chuyển từ nơi sản xuất đến nơi để tiêu thụ như thế nào và bằng cách nào.

Thường sẽ liên quan đến 4 yếu tố: vận tải, hàng tồn kho, kho bãi, xử lý đơn hàng. Việc phân phối phải đảm bảo rằng sản phẩm được vận chuyển một cách dễ dàng và hiệu quả đến người tiêu dùng. Hàng hóa sẽ được di chuyển bằng hệ thống giao thông nào? Của đơn vị vận chuyển nào? Là một marketer, bạn cũng nên quan tâm đến những đơn vị trung gian tham gia vào quá trình phân phối hàng hóa,…

2.5. Chức năng tạo dựng thương hiệu

Mọi doanh nghiệp đều muốn sản phẩm của mình phải mang được nét riêng trên thị trường. Để làm được điều đó, họ phải đặt tên cho sản phẩm của mình, xây dựng thương hiệu cho nó. Khiến nó thật khác biệt so với của sản phẩm cạnh tranh.

Do vậy, mục tiêu của việc xây dựng thương hiệu là khiến cho khách hàng cảm nhận được sự khác biệt giữa sản phẩm của bạn so với đối thủ. Không những thế, nó còn tạo được sự uy tín cho doanh nghiệp bạn đối với người tiêu dùng.

2.6. Chức năng xúc tiến bán hàng

Chức năng này là các hoạt động yểm trợ, giúp tối ưu hóa việc bán sản phẩm như: quảng cáo, khuyến mại, quà tặng, triển lãm,…

2.7. Chức năng hỗ trợ khách hàng

Chắc hẳn, bạn đã từng nghe câu: “Khách hàng là thượng đế”. Đúng vậy, hoạt động hỗ trợ khách hàng chính là một trong những chức năng chính của ngành marketing. Chức năng này sẽ mang đến cho khách hàng sự hài lòng, sự thỏa mãn đối với doanh nghiệp của bạn. Nhất là trong thị trường cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, việc này càng cần được chú trọng. Nó làm tăng sự gắn bó của người tiêu dùng với sản phẩm/ dịch vụ. Khích lệ họ sẽ tiếp tục quay lại sử dụng sản phẩm/ dịch vụ bên doanh nghiệp bạn.

Hỗ trợ khách hàng bao gồm các hoạt động sau:

✔️Hỗ trợ sau bán hàng

✔️Xử lý khiếu nại của khách hàng

✔️Hỗ trợ kỹ thuật

✔️Dịch vụ cung cấp tín dụng ( như hỗ trợ hình thức thanh toán, hình thức trả góp,…)

✔️Dịch vụ bảo trì

2.8. Chức năng định giá sản phẩm

Đây cũng là một chức năng quan trọng trong marketing để đặt mức giá cho sản phẩm. Giá thành của sản phẩm sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như chi phí sản xuất, chi phí mặt bằng, tỷ suất lợi nhuận, giá sản phẩm cạnh tranh,… Marketer sẽ dựa trên các yếu tố đó để định giá sản phẩm. Giá cả ở đây chính là giá trị thực tế của sản phẩm sẽ đến tay người tiêu dùng. Làm sao để định giá sản phẩm không được quá cao đồng thời cũng phải đem lại đủ lợi nhuận cho doanh nghiệp?

2.9. Chức năng đo lường rủi ro

Những rủi ro trong quá trình đến tay người tiêu dùng là không thể tránh khỏi. Vì vậy, để giảm thiểu rủi ro này, các doanh nghiệp phải xây dựng được một hệ thống được kiểm soát nghiêm ngặt và hiệu quả từ khâu đóng gói sản phẩm đến khâu lưu trữ sản phẩm. Kết hợp với một hệ thống giao hàng đủ nhanh để đảm bảo sản phẩm được phân phối đến tay khách hàng đúng hạn.

Trên đây là những thông tin cơ bản về marketing cũng như chức năng của nó đối với một doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên sẽ đem đến những kiến thức hữu ích cho bạn. Chúc bạn thành công!

Có thể bạn quan tâm

5 mẹo thực hiện Digital Marketing hiệu quả cho người mới bắt đầu

Ngày đăng: 27/01/2022

Marketing hiện đại đang là một “vũ khí bí mật” lợi hại. Nó giúp các thương hiệu có thể giữ vững vị thế trên thương trường. Mặc dù vậy, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất và chức năng của marketing. Hãy cùng My ...

Cách viết nội dung website tối ưu trong 9 bước

Ngày đăng: 04/12/2020

Marketing hiện đại đang là một “vũ khí bí mật” lợi hại. Nó giúp các thương hiệu có thể giữ vững vị thế trên thương trường. Mặc dù vậy, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất và chức năng của marketing. Hãy cùng My ...

5 Tips quan trọng giúp bạn tối ưu hình ảnh lên Top Google

Ngày đăng: 03/12/2020

Marketing hiện đại đang là một “vũ khí bí mật” lợi hại. Nó giúp các thương hiệu có thể giữ vững vị thế trên thương trường. Mặc dù vậy, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất và chức năng của marketing. Hãy cùng My ...

Content chuẩn SEO là gì? 4 tiêu chuẩn phải có trong bài viết SEO

Ngày đăng: 28/11/2020

Marketing hiện đại đang là một “vũ khí bí mật” lợi hại. Nó giúp các thương hiệu có thể giữ vững vị thế trên thương trường. Mặc dù vậy, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất và chức năng của marketing. Hãy cùng My ...

Entity là gì? Xu hướng SEO entity có hiệu quả như lời đồn?

Ngày đăng: 28/11/2020

Marketing hiện đại đang là một “vũ khí bí mật” lợi hại. Nó giúp các thương hiệu có thể giữ vững vị thế trên thương trường. Mặc dù vậy, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất và chức năng của marketing. Hãy cùng My ...

BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn
Mua web ngay