Hướng dẫn các bước thiết lập URL thân thiện với SEO

Đăng bởi: Admin , 27/10/2020 14:13

Khi nói về website của bạn, thì Google và khách truy cập sẽ nhìn thấy đầu tiên chính là URL. URL – Uniform Resource Locator là địa chỉ/ đường dẫn tham chiếu đến một trang web. URL cho thấy được hệ thống phân cấp trong website và thông qua đó hướng người dùng truy cập đến trang nào đó trong website mà người quản trị mong muốn.

Nếu bạn không thiết lập URL rõ ràng ngay từ đầu, thì url sẽ khó chỉnh sửa về sau, và việc chỉnh sửa url chưa bao giờ được Google khuyến khích, khách truy cập cũng không thích url đã bị chuyển hướng do điều chỉnh. Nhưng cấu trúc URL ngay từ lúc ban đầu cũng là một công việc tương đối phức tạp, không hề có một phương thức chuẩn nào để thiết URL thật chuẩn SEO, mà chỉ có một số quy tắc bạn nên tham khảo để tối ưu phù hợp cho URL trên website của mình.

1. Sử dụng từ khóa làm URL

Một dạng URL chứa từ khóa

Mỗi khi bạn bắt đầu 1 trang web, chắc chắn sẽ có mục đích cụ thể là website này sẽ có nhiệm vụ gì? Bán hàng? Cung cấp thông tin?

Lúc này, bạn phải thực hiện nghiên cứu từ khóa và mô tả nội dung trang – bao gồm cả mô tả url sao cho gần nhất với tên miền gốc. Điều này sẽ giúp website của bạn tiếp cận được đúng tệp khách hàng.

Hãy xem 2 url dưới đây:

https://example.com/topic

https://example.com/whiskey

Nhìn có vẻ đơn giản nhưng ở URL thứ 2, bạn sẽ nhận được nhiều thông tin hơn rằng, url này đang chuyển hướng cho bạn đến một chủ đề cụ thể là về rượu Whiskey, còn url thứ 1, bạn sẽ không hiểu “topic” ở đây là chỉ về cái gì. Trong thời đại của lượng từ khóa mơ hồ và khổng lồ, thì một URL chứa từ khóa cụ thể chính là điểm cộng xuất sắc cho việc làm SEO của bạn.

2. Kiến tạo hệ thống âm vị có cấu trúc trong tương lai

Url mang đến thông tin bao quát cho người truy cập

Có lẽ, thách thức lớn nhất là người làm SEO phải đối mặt khi xác định hệ thống phân cấp URL là đảm bảo rằng nó vẫn sẽ phù hợp trong nhiều năm tới nữa. Vì thế, nên nhiều trang web có phần mở rộng của URL lộn xộn, dễ dẫn đến xung đột nếu có nhiều sản phẩm tương tự nhau (Lỗi URL), điều này vừa khiến bạn khó phân loại sản phẩm, vừa là một điểm trừ lớn trong SEO vì Google không hiểu tín hiệu mà website của bạn truyền về.

Một ví dụ nhỏ:

https://example.com/whiskey/irish-whiskey/jameson

https://example.com/bushmills

URL đầu tiên, từ tên miền đến danh mục chính – danh mục phụ – tên sản phẩm chính là một đường dẫn được chia cấp bậc phù hợp. Còn URL thứ 2, phần mở rộng tên miền chính là tên sản phẩm. Theo nguyên lý của SEO và khảo sát người dùng, thì trường hợp thứ 1 sẽ phù hợp hơn. Nhưng dù là làm gì, thì bạn cũng phải bố trí trước cấu trúc của website.

Nghĩa là, bạn sẽ làm việc với doanh nghiệp để hiểu về định hướng sản phẩm trong tương lai, kết hợp với kiến thức SEO và định hình rõ về cấu trúc website. Tất nhiên, không có một kế hoạch nào là hoàn hảo, nhưng nền tảng của một website ít lỗi chính là bạn phải lên kế hoạch để hiểu về nó thì mới có thể cấu trúc đúng được.

 3. Tránh những từ và ký tự thừa

Ký tự đặc biệt thường không được hiển thị trong URL

Theo nguyên tắc thì chỉ cần xem một URL được cấu trúc thân thiện với SEO, thì người dùng sẽ hiểu được bao quát đường dẫn họ đang xem có nội dung chính là gì. Một số từ như “the” và “and” sẽ bị loại bỏ khỏi URL vì không có nghĩa, thừa thải, khiến URL dài dòng hơn. Bạn nên tránh lặp lại các từ khóa trong URL bởi lý do đơn giản là Google sẽ tặng bạn một “gậy” với tội danh Spam từ khóa.

Một ví dụ về việc Spam từ khóa không cần thiết:

https://domain.com/ whisky / irish- whisky / Jameson-irish-whisky / Jameson-irish- whisky -history

Vài lưu ý bạn phải nhớ để URL không bị lỗi thừa thải, spam từ khóa:

Chữ hoa, chữ thường:

Bạn sẽ bất ngờ khi chỉ một URL nhưng có nhiều phiên bản khác nhau (chữ hoa, chữ thường). Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng chữ thường trong URL, và nếu được hãy luôn luôn sử dụng phiên bản này.

Chia nhỏ:

Mặc dù chia nhỏ đuôi URL thành nhiều phần cụ thể thì sẽ hữu ích, nhưng một số trường hợp sẽ không cần chia quá nhiều. Nếu nội dung của bạn chỉ phục vụ một mục đích duy nhất, thì URL ngắn gọn và đơn giản sẽ luôn dễ nhớ hơn.

Phân cách từ:

Một dấu gạch nối (-) để phân tách các từ trong chuỗi URL, trong khi dấu gạch dưới (_) là để nối 2 từ lại với nhau, hãy chú ý khi sử dụng 2 loại dấu này.

Độ dài URL:

Nếu có độ dài quá 512 pixel, Google sẽ cắt URL của bạn khỏi trang kết quả tìm kiếm. Một nguyên tắc nhỏ cần ghi nhớ là giữ cho các URL của bạn càng ngắn càng tốt, nhưng cũng đừng làm mất đi ý nghĩa chung của nó.

4. Hạn chế URL động

Một ví dụ về URL tĩnh và URL động

Điều này sẽ hơi khó, bởi mỗi hệ thống quản lý nội dung sẽ có cách xuất URL khác nhau.

Chẳng hạn như:

https://domain.com/cat/?cid=7078.

Phần đuôi “?cid=7078” chính là đi ngược lại các quy tắc mà chúng tôi đã kể ra ở trên. Phần đuôi này không được cấu trúc rõ ràng, thiếu thông tin về thư mục chứa và từ khóa mô tả. Nghĩa là nhìn URL này, bạn sẽ không biết mình đang được “dẫn” đi đâu cả.

Mặc dù các công cụ tìm kiếm sẽ không gặp vấn đề gì khi thu thập dữ liệu hoặc lập chỉ mục cho cả 2 trường hợp URL này, nhưng trong nguyên tắc của SEO, thì một URL tĩnh luôn luôn sẽ tốt hơn URL động. Bởi các URL tĩnh sẽ chứa từ khóa, thân thiện với người dùng hơn. Vậy làm sao để thực hiện điều này?

Nếu máy chủ của bạn chạy Apache, bạn có thể sử dụng Rewrite URL, đây là một kỹ thuật cho phép ghi lại địa chỉ website từ dạng này thành một dạng khác.

Cách này sử dụng để tạo ra một địa chỉ Web ngắn hơn và dễ nhìn hơn. Tùy mỗi nền tảng sẽ có cách thực hiện khác nhau. Một số nhà phát triển web cũng sử dụng URL tương đối, nhưng URL tương đối có 1 vấn đề là chúng phụ thuộc vào bối cảnh xảy ra. Khi bối cảnh có sự thay đổi, thì URL không hoạt động.

Trong SEO, bạn nên sử dụng URL tuyệt đối thay cho URL tương đối và các công cụ tìm kiếm cũng công nhận điều này.

Hiện tại, nhiều tham số khác nhau đã được thêm vào URL để theo dõi, phân tích tích (như sid, utm…) vì vậy, để đảm bảo rằng, những tham số này không làm cho số lượng URL có nội dung trùng lặp tăng lên, thì bạn nên:

Yêu cầu Google bỏ qua các tham số URL trong Google Search Console (Chọn Configuration > URL Parameters)

Xem thử rằng nền tảng quản lý nội dung của bạn có cho phép bạn củng cố URL bằng các tham số này hay không

5. Hợp nhất các phiên bản khác nhau của trang web 

https là một tiêu chuẩn an toàn mà Google bắt buộc các website phải có

Thực tế, có 2 phiên bản chính của tên miền mà bạn thường thấy chính là www. và non-www, và cũng có 2 phiên bản bảo mật là https và không bảo mật http. Google tất nhiên sẽ ưu tiên cho phiên bản https hơn vì tính bảo mật cao, an toàn cho người truy cập.

Trong SEO, phương pháp 301 Redirect được sử dụng để trỏ một website đến một địa chỉ khác hoặc ngược lại. 301 Redirect cũng thông báo rằng URL cũ đã được chuyển thẳng đến một URL mới. Trong trường hợp (nếu bạn không thể chuyển hướng 301 Direct), bạn có thể làm cách khác bằng cách cài đặt trong Google Search Console: Configuration > Settings > Preferred Domain.

Mặc dù vậy, cách này sẽ có một số nhược điểm sau:

Chỉ tương thích với công cụ tìm kiếm Google

Chỉ giới hạn trong tên miền gốc. Nếu bạn có một trang web dạng example.wordpress.com thì phương pháp này là vô nghĩa

Tại sao bạn phải phân vân những www và non-www? Câu trả lời là vì một số backlink có thể trỏ về phiên bản www, trong khi một số khác lại trỏ về non-www. Để đảm bảo việc SEO được thành công, thì tốt hơn hết bạn phải thống nhất từ ban đầu là website của bạn sẽ hoạt động trên phiên bản nào, www hay non-www. Bạn có thể thực hiện đồng nhất URL thành một phiên bản duy nhất thông qua giao thức 301 Redirect, trong Google Search Console hoặc thẻ Canonical.

6. Tối ưu Canonical

Trùng lặp nội dung khi không sử dụng thẻ Canonical

Nếu bạn chưa hợp nhất URL trang web về dạng www hoặc non-www, thì thẻ Canonical sẽ hữu ích cho bạn. Bằng cách này, bạn sẽ nói cho Google hiểu rằng, phiên bản nào là phiên bản chính của cụm thông tin đó.

Lưu ý:

Thẻ Canonical chỉ nên được áp dụng với mục đích giúp các công cụ tìm kiếm quyết định Canonical URL của bạn. Còn để chuyển hướng trang web, thì phải dùng Redirect.  Đối với nội dung quá dài và cần phải phân trang, thì thẻ rel=”next” và rel=”prev” sẽ hợp lý hơn.

Thẻ Canonical hữu ích cho bất kỳ trang web nào, nhưng chúng đặc biệt thích hợp cho các trang thương mại điện tử. Ví dụ: trên trang web của Macy, bạn có thể truy cập trực tiếp vào trang Quilts & Bedpreads bằng cách sử dụng URL (https://www.macys.com/shop/bed-bath/quilts-bedspreads) hoặc có thể vào bằng cách khác ngay từ trang chủ thông qua URL: Homepage >> Bed& Bath >> Quilts & Bedspreads

Hoặc https://www.macys.com/shop/bed-bath/quilts-bedspreads?id=22748

Cả 3 URL này đều dẫn đến một nội dung duy nhất. Và nếu bạn nhìn vào code của mỗi trang, bạn sẽ thấy:

Sử dụng thẻ Canonical trong URL

URL https://www.macys.com/shop/bed-bath/quilts-bedspreads?id=22748 chính là URL chuẩn nhất. Điều này nghĩa là, trong SEO, thì 1 trong 3 URL này sẽ phải có 1 URL được hiển thị trong kết quả tìm kiếm (Canonical). Thông thường, các công cụ tìm kiếm đủ thông minh để xác định được Canonical URL.

Nhưng Susan Moskwa đã từng  ghi rõ  tại Google Webmaster Central rằng:

Nếu chúng tôi không thể phát hiện được tất cả các phiên bản của một trang web, chúng tôi sẽ không thể hợp nhất tất cả thuộc tính của chúng.Nếu một nội dung được chia thành nhiều URL khác nhau thì có thể làm giảm thứ hạng của nội dung.”

7. Quyền thực thi

Trong Nguyên tắc đánh giá chất lượng tìm kiếm của riêng Google (một tài liệu mà tất cả ai làm SEO đều phải đọc!), có các tài liệu tham khảo rõ ràng cho cả nội dung chính và nội dung bổ sung.Nội dung chính sẽ là trang chính của bạn, phải nêu rõ danh mục của bạn là gì, chủ đề liên quan là gì. Nội dung bổ sung sẽ cung cấp thông tin để người dùng ra quyết định. Và cấu trúc URL sẽ quyết định quan trọng đến những điều trên.

Hãy quay trở lại với ví dụ về rượu Whisky để tìm hiểu về vấn đề này. Nếu trang web này là một trang thương mại điện tử, muốn bán sản phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm chỉ bán được thông qua SEO mà thôi.

Bằng cách sử dụng Moz Keyword Explorer, chúng tôi đã thống kê được những thông số như sau:

Danh sách các từ khóa có tần suất tìm kiếm phổ biến giảm dần

Tuy nhiên, cách thực hiện này chỉ đơn giản là tổ chức theo cấu trúc danh mục chính – danh mục phụ – sản phẩm. Bằng cách phân loại nội dung chính và nội dung bổ sung, một sản phẩm có đủ điều kiện là nội dung chính sẽ được xem như là danh mục chính. Cơ hội chính là nếu bạn tạo ra nội dung nổi bật và phong phú, thì rank sẽ được cải thiện. Kết hợp với các số liệu về độ khó từ khóa, các thế mạnh kinh doanh và khả năng sáng tạo nội dung, bạn sẽ sớm vẽ ra được một hệ thống phân cấp trang web phù hợp.

Ví dụ, đối với từ khóa Rượu whisky, chúng tôi có thể phân chia nó như sau:

https://domain.com/whiskey/whiskey-tasting-guide

https://domain.com/whiskey/whiskey-tasting-guide/how-to-taste-whiskey

https://domain.com/whiskey/whiskey-tasting-guide/how-is-whiskey-ADE

https://domain.com/whiskey/whiskey-tasting-guide/barley-whiskey

Trong URL cuối cùng có từ khóa “barley” (lúa mạch) được đặt bên cạnh whisky, đồng nghĩa rằng, whisky-lúa mạch đã được đánh dấu là nội dung chính trong chủ đề hướng dẫn thưởng thức whiskey. Một chủ đề được phân tán quá nhiều chủ đề con không liên quan chủ đề chính, thì một trong số những chủ đề con sẽ bị giảm cơ hội được tăng thứ hạng trong kết quả tìm kiếm.

Điều này mang ý nghĩa rằng, nếu bạn có một quyết định không tuân theo logic nào, thì cấu trúc website sẽ cực kỳ lộn xộn. Mặc dù vậy, kiểu nội dung như “whisky lúa mạch” cũng thường tồn tại tại trên các trang web. Mặc dù một website nên có nhiều thông tin hữu ích, tuy nhiên nếu content website không nhất quán với nhau, ít nhất là về mặt ngữ nghĩa, thì cũng là yếu tố quyết định việc thành công hay thất bại của một website.

8. Tạo Sơ đồ trang web XML

Khi đã thực hiện xong những điều trên, thì bạn sẽ muốn công cụ tìm kiếm hiểu được những gì đang xảy ra trên website của bạn. Lúc này bạn nên tạo sơ đồ trang web XML.

Sơ đồ trang web XML khác với sơ đồ trang web HTML. XML là dành cho công cụ tìm kiếm, trong khi sơ đồ HTML là dành cho người dùng. Vậy Sơ đồ trang web XML là gì? Nói một cách dễ hiểu, đó là danh sách các URL của trang web mà bạn gửi cho các công cụ tìm kiếm.

Việc này có tác dụng:

Giúp các công cụ tìm kiếm tìm thấy các trang của trang web của bạn dễ dàng hơn.

Công cụ tìm kiếm có thể sử dụng sơ đồ trang web làm tài liệu tham khảo khi chọn URL chuẩn trên trang web của bạn.

Chọn một URL làm Canonical sẽ trở nên cần thiết để các công cụ tìm kiếm phát hiện nhiều URL trùng lặp trên website của bạn. Công cụ tìm kiếm sẽ có thuật toán riêng để xác định URL trùng lặp và chỉ chọn 1 trong số đó làm URL Canonical để hiển thị trong trang kết quả tìm kiếm.

Trở lại với sơ đồ trang web, một trong những tiêu chí mà công cụ tìm kiếm sử dụng để chọn URL Canonical là URL này có được đề cập trong sơ đồ XML của trang web hay không. Và những trang nào nên được được vào sitemap? Chúng tôi khuyên bạn chỉ nên đưa các trang mà bạn muốn hiển thị trong kết quả tìm kiếm vào sitemap. Bạn cũng nên xây dựng một sitemap HTML hoàn thiện để sử dụng trong tương lai.

Tóm lược:

Một cấu trúc URL thân thiện với  SEO phải đạt được những điều sau đây:

Dễ đọc:

Người dùng và công cụ tìm kiếm sẽ hiểu được những gì trên trang chỉ bằng cách nhìn URL

Chứa từ khóa:

Từ khóa vẫn quan trọng bởi người dùng truy vấn thông tin thông qua từ khóa, do đó, từ khóa nên đặt (phù hợp) trong URL. Nhưng chú ý không nhồi nhét quá nhiều từ khóa

Nhất quán:

Có nhiều cách để tạo cấu trúc URL thân thiện với SEO, điều quan trọng là bạn phải áp dụng nhất quán trên toàn trang web.

Tĩnh:

Những thông số “động” chưa bao giờ là người bạn tốt nhất của SEO, nhưng chúng lại khác phổ biến. Nếu được, hãy tìm giải pháp để website của bạn hiển thị URL tĩnh.

Kiểm chứng tương lai:

Hãy suy nghĩ trước khi lập kế hoạch cấu trúc trang web của bạn. Nên giảm thiểu số lượng Redirect trên tên miền và không nên thực hiện thay đổi URL hàng loạt.

Toàn diện:

Sử dụng các khái niệm về nội dung chính, nội dung bổ sung để đảm bảo giới hạn đầy đủ cho chủ đề liên quan trên website. Điều này sẽ tối đa hóa khả năng hiển thị trang web của bạn.

Dữ liệu hỗ trợ:

Thông thường, bạn sẽ phải sử dụng thông tin và dữ liệu được tìm kiếm (hoặc mua) từ nhiều nơi để có thể khởi chạy hoặc cấu trúc trang web.

Gửi cho các công cụ tìm kiếm:

Cuối cùng, hãy tạo một sitemap.

XML chứa tất cả các URL mà bạn muốn xếp hạng và gửi nó cho các công cụ tìm kiếm. Điều này hơi mất thời gian nhưng kết quả thì xứng đáng (tăng điểm rank).

Để làm SEO thành công, bạn cần phải có kỹ thuật SEO đúng cách, một trong số đó là thiết lập URL thân thiện với Search Engine. Nếu bạn cần tư vấn thêm về kỹ thuật SEO, tối ưu hóa website, đừng ngại gọi ngay cho My Website!

THÔNG TIN LIÊN HỆ:

Địa chỉ: Số 02 Hai Bà Trưng – TT Madaguôi – Đạ Huoai – Lâm Đồng

☎ Điện thoại liên hệ: 0906.081.284 – 0888.201.000

Email: [email protected]

Website: mywebsite.vn

Có thể bạn quan tâm

5 mẹo thực hiện Digital Marketing hiệu quả cho người mới bắt đầu

Ngày đăng: 27/01/2022

Khi nói về website của bạn, thì Google và khách truy cập sẽ nhìn thấy đầu tiên chính là URL. URL – Uniform Resource Locator là địa chỉ/ đường dẫn tham chiếu đến một trang web. URL cho thấy được hệ thống phân cấp trong website ...

Cách viết nội dung website tối ưu trong 9 bước

Ngày đăng: 04/12/2020

Khi nói về website của bạn, thì Google và khách truy cập sẽ nhìn thấy đầu tiên chính là URL. URL – Uniform Resource Locator là địa chỉ/ đường dẫn tham chiếu đến một trang web. URL cho thấy được hệ thống phân cấp trong website ...

5 Tips quan trọng giúp bạn tối ưu hình ảnh lên Top Google

Ngày đăng: 03/12/2020

Khi nói về website của bạn, thì Google và khách truy cập sẽ nhìn thấy đầu tiên chính là URL. URL – Uniform Resource Locator là địa chỉ/ đường dẫn tham chiếu đến một trang web. URL cho thấy được hệ thống phân cấp trong website ...

Content chuẩn SEO là gì? 4 tiêu chuẩn phải có trong bài viết SEO

Ngày đăng: 28/11/2020

Khi nói về website của bạn, thì Google và khách truy cập sẽ nhìn thấy đầu tiên chính là URL. URL – Uniform Resource Locator là địa chỉ/ đường dẫn tham chiếu đến một trang web. URL cho thấy được hệ thống phân cấp trong website ...

Entity là gì? Xu hướng SEO entity có hiệu quả như lời đồn?

Ngày đăng: 28/11/2020

Khi nói về website của bạn, thì Google và khách truy cập sẽ nhìn thấy đầu tiên chính là URL. URL – Uniform Resource Locator là địa chỉ/ đường dẫn tham chiếu đến một trang web. URL cho thấy được hệ thống phân cấp trong website ...

BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn
Mua web ngay