Google Analytics giúp phân tích website hiệu quả

Đăng bởi: mynhan , 18/07/2020 14:48

Hiệu quả của website thường đo bằng traffic vào website đó nhưng liệu nó thật sự hiệu khi có lượng traffic cao? Hiệu quả của website thông qua những yếu tố quan trọng khác nữa Google Analytics sẽ giúp bạn tìm hiểu sự hiệu quả.

Google Analytics cùng với Google Webmaster Tool là 2 công cụ mạng mẽ nhất được Google cho phép, khuyến khích những nhà quản trị website sử dụng. Về cơ bản Google Webmaster Tool được sử dụng để theo dõi những cảnh báo từ Google, lỗi thu thập dữ liệu, giảm hạng link không quan trọng… Trong khi đó Google Analytics lại có nhiều thiên hướng về phân tích lưu lượng truy cập website.

Phân tích website hiệu quả bằng Google Analytics

Google Analytics là gì?

Đúng như tên gọi Analytics, là công cụ thống kê dữ liệu số mạnh nhất cho người quản trị web. GA chủ yếu phân tích số lượng người truy cập web site của bạn, phân loại và theo dõi số lượng người đó theo hành vi, độ tuổi, ngôn ngữ, thiết bị máy vi tính, điện thoại, từ khóa… Google Analytics là một phần không thể thiếu với người làm SEO.

Một phần quan trọng trong công việc của một internet marketer là xem xét Analytics của một website và tìm ra được những vấn đề hay những cơ hội tiềm năng và tập trung vào đó.

Công cụ phân tích và thống kê website hiệu quả Google Analytics

Google Analytics là giải pháp phân tích web cấp độ doanh nghiệp cung cấp cho bạn những hiểu biết phong phú vào lưu lượng truy cập trang web của bạn và hiệu quả tiếp thị. Mạnh mẽ, linh hoạt và dễ dàng sử dụng các tính năng hiện nay cho phép bạn xem và phân tích dữ liệu lưu lượng truy cập của bạn một cách hoàn toàn mới. Với Google Analytics, bạn đang chuẩn bị nhiều hơn để viết quảng cáo nhắm mục tiêu tốt hơn, tăng cường các sáng kiến ​​tiếp thị của bạn và tạo ra cao hơn các trang web chuyển đổi.

Công cụ phân tích và thống kê website hiệu quả Google Analytics

ANALYTICS INTELLIGENCE: Google Analytics theo dõi các báo cáo của bạn và tự động cảnh báo cho bạn về những thay đổi quan trọng trong mô hình dữ liệu.

Phân đoạn Nâng cao: Cô lập và phân tích các tập hợp con của lưu lượng truy cập của bạn với một người xây dựng phân khúc tương tác nhanh chóng.

Tùy biến linh hoạt: Thu thập các dữ liệu bạn cần, tổ chức theo cách mà bạn muốn xem nó với các báo cáo tùy chỉnh, các biến tuỳ chỉnh, và một API theo dõi linh hoạt.

Thương mại điện tử theo dõi: Theo dõi các giao dịch cho các chiến dịch và từ khoá, có được lòng trung thành và độ trễ của số liệu, và xác định các nguồn thu nhập của bạn.

Mục tiêu: Theo dõi bán hàng và chuyển đổi. Đo trang web của bạn tham gia mục tiêu chống lại các mức ngưỡng mà bạn xác định.

Theo dõi trên Mobie: Theo dõi web cho phép điện thoại, trang web di động và các ứng dụng di động.

DATA xuất khẩu API: Tích hợp thông tin kinh doanh và phát triển các ứng dụng truy cập dữ liệu Google Analytics.

CÔNG CỤ PHÂN TÍCH ADVANCED: Thực hiện phân tích dữ liệu tiên tiến với các bảng pivot, lọc và kích thước khác nhau. Khám phá những xu hướng mới và những hiểu biết với hình tượng biểu đồ chuyển động.

Dân làm web và cả Blogger hẳn không xa lạ gì với Google Analytics, một dịch vụ phân tích, thống kê và theo dõi website được nhiều người ưa chuộng của Google. Với những tính năng mà Google Analytics cung cấp, đủ khiến chúng ta bỏ ra một đống tiền mỗi tháng để sử dụng nhưng thật may mắn là Google lại cung cấp dịch vụ này miễn phí hoàn toàn (Trước khi bị Google mua lại, dịch vụ Urchin này hét giá tới 199$/tháng). Google Analytics cung cấp cho chúng ta khá nhiều thông tin về website như Visit, PageView, Visitor, Traffic Source, Content …Tuy vậy, không phải tất cả chúng đều quan trọng, Bài viết này sẽ đề cập đến những con số mà bạn nên chú ý khi dùng Google Analytics để thấy được tình hình phát triển website của bạn.

Nhiều người dùng Google Analytics chỉ để ý đến con số Visit hay PageViews mà không biết rằng ngoài 2 con số đó ra, những tỉ lệ hay thông tin dưới đây cũng cần phải nắm rõ để từ đó có thể vạch ra hướng phát triển mới và những bước đi kế tiếp.

Average PageViews: Tức số trang được xem trung bình trên mỗi lượt truy cập. Tỉ lệ này phản ánh sự hấp dẫn của Site đối với người đọc, Average PageViews càng lớn càng chứng tỏ chất lượng nội dung Website càng cao.

Ngoài ra, con số này cũng cho thấy việc người đọc tìm thấy nhiều thông tin hữu ích và liên quan đến thứ họ cần. Nếu website của bạn có chất lượng thì theo thời gian con số này sẽ tăng lên vì bạn đạt được số lượng bạn đọc trung thành và lượng người đăng kí theo dõi Website (Subscriber) nhất định.

Ngược lại, nếu con số này quá thấp, bạn nên xem lại nội dung website của bạn và giao diện website cũng như nên đặt thêm phần Related Post để người đọc có thể tìm thấy những thông tin hay những bài viết khác liên quan. (Average PageViews của haiphongit.com là 6.00,tương đối ổn)

Vậy Average PageViews như thế nào là phù hợp? Điều này tùy thuộc vào bản chất của website bạn.

2. Time on Site: Dĩ nhiên, hẳn cũng nhiều bạn cũng biết con số này là Thời gian mà khách truy cập bỏ ra để đọc website của bạn. Trung bình, mỗi người chỉ dành ra khoảng 20 giây đọc lướt qua để tìm thứ họ cần rồi sau đó bỏ đi nếu không thấy

(Cái này là theo tớ, không biết người khác thì thế nào?). Nếu bạn cung cấp cho họ đúng cái mà khách truy cập đang tìm thì bấy giờ, họ sẽ dừng lại và đọc tiếp nội dung trang web của bạn. Tỉ lệ Time on Site quá thấp (dưới 10 giây mỗi trang) có nghĩa là khách truy cập chỉ click và click, họ không đọc nội dung trên website của bạn (Hoặc mỉa mai hơn là do họ vào nhầm trang và lập tức thoát ra.). Mỗi website mỗi khác nhưng theo mình, 60 giây cho mỗi trang là con số hợp lý.

3. Bounce Rate: Bounce rate là lượng khách truy cập vào website của bạn nhưng chỉ xem duy nhất một trang. Sự kiện này xảy ra khi một người truy nhập một trang trên site của ban và cũng ngay lập tức họ nhấn chuột rời bỏ Web site, không quay trở lại. Tỉ lệ bỏ Web cao có thể do nhiều yếu tố trong đó có các yếu tố thời gian tải Web chậm, nội dung không phù hợp với người truy nhập, thiết kế giao diện không cuốn hút …

Mình cho rằng nếu Bounce Rate lên tới 90% thì bạn đang gặp vấn đề lớn đấy. 60~90% là bình thường, nên mừng nếu khoảng 40~60% và dưới 40%, mình thực sự ngạc nhiên (và ngưỡng mộ) đấy. (Bounce Rate của haiphongit.com là 57.60%, bình thường nhỉ).

Những bí quyết để có tỉ lệ Bounce Rate thấp là: Đưa vào những bài viết liên quan, Thiết kế giao diện dễ nhìn và bắt mắt, Tối ưu tốc độ tải trang web … và đăng những bài viết có nội dung tập trung vào chủ đề đã trở thành đặc trưng của website bạn.

4. Traffic Source: Google Analytics thống kê theo 3 nguồn truy cập chủ yếu: Direct (truy cập trực tiếp bằng cách gõ địa chỉ Website trên thanh Address của trình duyệt), Referral (Truy cập gián tiếp qua sự giới thiệu từ các website khác), Search Engine (và … Other, cái này mình có gặp nhưng cũng không rõ Other là nguồn nào?).

Tỉ lệ giữa 3 con số này chênh lệch khác nhau tùy hướng quảng bá website của bạn. Referral cao cho thấy bạn đã thành công trong việc quảng cáo và phổ biến Website của bạn đến nhiều Website, forum, Blog khác. Referral cao cũng đồng nghĩa với chất lượng nội dung website của bạn tốt nên nhiều Website khác mới đưa link giới thiệu đến. Traffic đến từ Search Engine cao thì rõ là khả năng SEO (tối ưu hóa Website cho công cụ tìm kiếm) của bạn khá ổn.

Nhưng quan trọng nhất vẫn là Nguồn truy cập trực tiếp – Direct Traffic, điều này chứng tỏ khách truy cập đã biết đến “thương hiệu” website của bạn.Một điều quan trọng trong phần Traffice Source là bạn nên ghi lại những Keyword đã đem lại nhiều lượt truy cập cho bạn từ SE và hãy tiếp tục sử dụng và phát huy từ khóa đó. Lập kế hoạch để cải thiện những Keyword quan trọng mà web bạn đang xếp hạng thấp hay chưa đem lại lượng truy cập cao.

5. New Visit: Tỉ lệ khách truy cập mới. Con số này thực ra không có ý nghĩa gì với các Website/Blog tiếng Việt vì Việt Nam sử dụng địa chỉ IP động nhưng cũng cho thấy phần nào hiệu quả của chiến dịch quảng cáo và những công cụ tìm kiếm.B

Có thể bạn quan tâm

Các tiêu chí để Google đánh giá xếp hạng website

Ngày đăng: 21/09/2020

Hiệu quả của website thường đo bằng traffic vào website đó nhưng liệu nó thật sự hiệu khi có lượng traffic cao? Hiệu quả của website thông qua những yếu tố quan trọng khác nữa Google Analytics sẽ giúp bạn tìm hiểu sự hiệu quả. Google Analytics ...

Cuộc đua đường trường: Chiến dịch digital marketing

Ngày đăng: 21/09/2020

Hiệu quả của website thường đo bằng traffic vào website đó nhưng liệu nó thật sự hiệu khi có lượng traffic cao? Hiệu quả của website thông qua những yếu tố quan trọng khác nữa Google Analytics sẽ giúp bạn tìm hiểu sự hiệu quả. Google Analytics ...

An toàn trong SEO là thế nào?

Ngày đăng: 21/09/2020

Hiệu quả của website thường đo bằng traffic vào website đó nhưng liệu nó thật sự hiệu khi có lượng traffic cao? Hiệu quả của website thông qua những yếu tố quan trọng khác nữa Google Analytics sẽ giúp bạn tìm hiểu sự hiệu quả. Google Analytics ...

Xây dựng chiến lược SEO hiệu quả với 5 yếu tố cơ bản

Ngày đăng: 21/09/2020

Hiệu quả của website thường đo bằng traffic vào website đó nhưng liệu nó thật sự hiệu khi có lượng traffic cao? Hiệu quả của website thông qua những yếu tố quan trọng khác nữa Google Analytics sẽ giúp bạn tìm hiểu sự hiệu quả. Google Analytics ...

Những kỹ năng mà mỗi marketer về digital marketing phải có

Ngày đăng: 21/09/2020

Hiệu quả của website thường đo bằng traffic vào website đó nhưng liệu nó thật sự hiệu khi có lượng traffic cao? Hiệu quả của website thông qua những yếu tố quan trọng khác nữa Google Analytics sẽ giúp bạn tìm hiểu sự hiệu quả. Google Analytics ...

BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn
Mua web ngay