Bản chất của đợt cập nhật vừa qua, Google đã và đang hướng đến giá trị cốt lõi là người dùng. Những website đột ngột biến mất hay tăng thứ hạng đều do sự đánh giá của người dùng. Google nhìn vào những chỉ số hành vi của người dùng trong website, từ đó đánh giá chất lượng.
Tuy nhiên, yếu tố xếp hạng website luôn là một chủ đề mà SEOer quan tâm nhất vì đó là giá trị SEOer mong muốn đạt được. Bạn không cần hiểu bản chất của các thuật toán, cũng như có kỹ thuật chuyên sâu. Nhưng bạn muốn là một “chuyên gia SEO” thì bạn cần hiểu được những yếu tố để Google xếp hạng sau đây.
Chiều sâu nội dung ( Content Depth)
Những năm gần đây, Google luôn nói giá trị nội dung là yếu tố quan trọng nhất. Những thuật toán Google như Penguin, Panda,… bạn rất khó có thể lách luật, nghiên cứu kỹ thuật thuật toán. Vậy tại sao bạn không nâng cao giá trị nội dung trong bài viết mà chỉ chú trọng tới kỹ thuật.
Google muốn xếp hạng kết quả có giá trị hữu ích nhất cho mỗi truy vấn người dùng. Vì vậy, website của bạn cần có độ phủ rộng các truy vấn người dùng, bao quát hầu hết mọi câu hỏi mà người dùng muốn biết trong lĩnh vực của bạn.
Không phải cứ nội dung dài nào cũng tốt. Tuy nhiên, trong bài viết nhất thiết phải có giá trị mà người dùng đang tìm kiếm. Nhờ vào những công cụ tìm kiếm truy vấn người dùng như Keyword Tools, Google Planner, Ahrefs…
Từ đó, bạn đánh giá được nội dung triển khai trên website nhằm bao phủ thị trường, liên tục tìm kiếm khách hàng tiềm năng.
Bạn nên xây dựng chiều sâu nội dung thay vì chỉ mang đến những nội dung “giống” website đối thủ. Nhờ những giá trị nội dung tốt, người dùng ở lại trang lâu hơn, truy cập nhiều phiên hơn, tỷ lệ thoát trang thấp đi. Từ đó, website của bạn được Google đánh giá, xếp hạng hiệu quả hơn.
Backlink ( Liên kết website)
Backlink như những lá phiếu bầu cho website của bạn vậy. Những backlink chất lượng mang tới những điểm số chất lượng, traffic chất lượng. Những backlink tới từ những website rác, website bẩn sẽ đem tới những điểm uy tín thấp.
Backlink luôn là yếu tố xếp hạng quan trọng website quan trọng nhất.
Backlink là yếu tố tạo nên nền tảng thuật toán PageRank, thuật toán xếp hạng của Google. Những năm gần đây, Google đưa ra khẩu hiệu content là số 1, không coi trọng backlink nữa. Nhưng thực chất, Google không thể làm giảm ảnh hưởng của backlink mang lại.
Đó là lý do mà thuở sơ khai của ngành SEO, dịch vụ SEO mũ đen lại hốt bạc chỉ nhờ xây dựng hệ thống spam backlink. Tuy giờ SEO mũ đen bị khống chế bởi nhiều thuật toán Google, trí tuệ nhân tạo AI nhưng hệ thống backlink vẫn mang sức mạnh rất lớn.
Có nhiều yếu tố đánh giá một backlink có chất lượng hay không, nhưng hai yếu tố chính tạo lên sức mạnh của backlink là:
Mức độ liên quan ( Relevance)
Backlinks hiểu đơn giản là mạng lưới liên kết các website tới website của bạn. Với những website có liên quan tới lĩnh vực của bạn, hoặc chung tệp khách hàng tiềm năng đương nhiên sẽ được Google đánh giá mức độ liên quan cao hơn. Traffic đến từ những website này là khách hàng tiềm năng của bạn.
Bạn đang tìm kiếm một địa điểm du lịch với chi phí hợp lý ở miền bắc. Bạn hỏi lời khuyên từ hai người bạn: một người là hướng dẫn viên du lịch, một người là nhạc sĩ. Bạn tin tưởng lời khuyên của ai?
Chắc hẳn lời khuyên của hướng dẫn viên du lịch sẽ hữu ích hơn, có giá trị hơn bởi họ có kinh nghiệm.
Website cũng diễn ra một cách tương tự. Những liên kết đến từ những website có sự liên quan sẽ đem tới giá trị tốt nhất.
Độ uy tín (Authority )
Những liên kết ( backlink) đến từ những website mạnh, những website uy tín sẽ đem lại sự thay đổi vượt bậc. Sức mạnh của một tên miền hay trang web được đánh giá bằng chỉ số Domain Rating (DR) và URL Rating (UR) qua các công cụ đánh giá như Ahrefs, Majectic…
Những backlink đến từ website báo chí, website bóng đá, forum cộng đồng luôn được đánh giá là những backlink chất lượng.
Đồng thời, những website của chính phủ có đuôi domain .gov luôn mang tới một backlink vô cùng chất lượng.
Bảo mật website HTTPS
Rất ít người quản trị website để ý tới vấn đề này. Những website bán hàng thường sử dụng những phần mềm lấy thông tin người dùng truy cập nên họ không cài bảo mật.
Nhưng chính vì vậy mà Google coi đây là yếu tố xếp hạng website. Bởi những website không được cài bảo mật HTTPS sẽ dễ dàng đánh cắp thông tin người dùng ( địa điểm truy cập, số điện thoại truy cập…).
Trong đợt cập nhật mới đây, những website không cài bảo mật bị “thổi bay” khỏi những vị trí top đầu khiến đây trở thành yếu tố xếp hạng không thể xem nhẹ.
Tốc độ tải trang ( Page speed)
Tốc độ tải trang là một yếu tố đánh giá xếp thứ hạng website kể từ năm 2010. Ở thời điểm đó, nó chỉ ảnh hưởng đến 1% các truy vấn tìm kiếm trên máy tính bởi cơ sở dữ liệu chưa nhiều.
Tuy nhiên, yếu tố này thay đổi từ năm 2018 khi Google mở rộng thêm yếu tố xếp hạng dành cho các tìm kiếm trên thiết bị di động.
Mỗi truy vấn người dùng có hàng triệu kết quả tìm kiếm, vậy chẳng có lý do gì để người dùng lại phải đợi một website load thông tin mãi không xong?
Hãy tối ưu website giúp tốc độ tải trang nhanh. Có thể vị trí thứ hạng trên Google chưa được cải thiện ngay lập tức nhưng chắc chắn sẽ khiến người dùng hài lòng hơn.
Website cần nhanh như thế nào?
Google đã đưa ra các trang di động nên hiển thị nội dung cho người dùng dưới 3 giây, thời gian hiển thị đầu tiên (TTFB) dưới 1,3 giây. Đồng thời tổng dung lượng của một trang trên website ở chế độ thiết bị di động nên dưới 500KB.
Thân thiện với thiết bị di động ( Mobile-friendliness)
Với thời đại công nghệ số hiện nay, có tới 70% người dùng truy cập, tìm kiếm diễn ra trên thiết bị di động. Do đó, Google coi trọng yếu tố Mobile-friendliness thành một chỉ số quan trọng đánh giá xếp hạng tìm kiếm.
Tháng 7 năm 2019, khi Google chuyển sang index trước, xếp thứ hạng trên thiết bị di động trước. Nhưng đây cũng là yếu tố xếp hạng trên máy tính.
Google search Console đưa ra chỉ số để giúp bạn đánh giá, cải thiện mức độ thân thiện với thiết bị di động. Nhờ đó, giúp bạn tối ưu, cải thiện vị trí xếp hạng.
Trải nghiệm người dùng ( User Experience)
Những nội dung cung cấp cho người dùng truy cập với trải nghiệm tích cực luôn được Google đánh giá xếp hạng cao.
Trải nghiệm người dùng là chỉ số tổng quát đánh giá tính hiệu quả của Onpage bạn xây dựng cho website.
Những chỉ số trải nghiệm UI-UX là thước đo tính hiệu quả của người dùng ở website. Bạn nên xây dựng cấu trúc chuyên mục website theo lợi ích người dùng của bạn. Bất cứ sự tối ưu hóa nào cũng cần hướng tới việc làm cho trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Những yếu tố được Google gợi ý giúp tối ưu trải nghiệm người dùng.
♦ Nội dung dễ đọc ( mỗi câu không nên quá 20 chữ, mỗi đoạn không quá 3 câu).
♦ Website có cấu trúc tốt
♦ Nội dung, hình ảnh thú vị, hữu ích, không trùng lặp.
♦ Thiết kế tương thích với mọi giao diện, mọi thiết bị.
♦ Cài đặt liên kết nội bộ hợp lý, có mức độ phù hợp ( 300 từ nên đặt 1 liên kết )
♦ Website được xoay quanh nhu cầu của người dùng, liên kết nội bộ đóng vai trò điều hướng người dùng.
♦ Những chỉ số đo lường mức độ hài lòng của người dùng thông qua các số liệu phân tích như tỷ lệ nhấp( CTR), thời gian dừng trên bài viết ( dwell time), thời gian trên trang (time on page) và tỷ lệ thoát trang duy nhất ( bounce rate).
Chắc chắn rồi, những chỉ số trên là của người dùng, Google coi đó là giá trị website của bạn với người dùng. Những yếu tố này ảnh hưởng nhiều đến thứ hạng của công cụ tìm kiếm.
Nội dung tươi mới ( Freshness)
Freshness là một yếu tố xếp hạng đến truy vấn của người dùng. Hiểu đơn giản thì đây sẽ quan trọng hơn một số truy vấn khác ở thời điểm người dùng tìm kiếm.
Ví dụ: khi bạn tìm từ khóa ” kết quả bóng đá EPL hôm nay”, tất cả các kết quả hiện ra đều mang tính nội dung tươi mới. Thậm chí, Google hiển thị nhanh một danh sách những website cập nhật mới nhất những kết quả với chỉ xuất bản bài viết vài giờ.
Nội dung tin tức, thời sự luôn được Google “chiều lòng” người dùng với những nội dung mới nhất chứ không xếp hạng dựa trên những yếu tố số lượng traffic truy cập.
Một website liên tục có những nội dung mới cũng được Google ưu ái như được Index tự động không qua xét duyệt của Google Bot. Bởi vậy, yếu tố Freshness cũng là một chỉ số bạn cần chú trọng.
Độ chính xác nội dung ( Content Accuracy)
Google luôn muốn xếp hạng các kết quả chính xác cho các truy vấn của người dùng. Google đọc bài viết của bạn nhờ vào những thẻ Heading, chữ in đậm, nội dung trong bài viết.
Độ chính xác khớp với truy vấn tìm kiếm của người dùng càng cao thì Google xếp hạng website của bạn với từ khóa đó càng cao
Có thể bạn quan tâm
Các tiêu chí để Google đánh giá xếp hạng website
Ngày đăng: 21/09/2020
Đợt cập nhật của Google vào tháng 5 vừa qua, nhiều website đang chiếm những vị trí top đầu đột nhiên biến mất khỏi Google. Khá nhiều thắc mắc được đặt ra, liệu Google đã thay đổi “luật chơi” hay đang “xử” những website bẩn. Bản ...
Cuộc đua đường trường: Chiến dịch digital marketing
Ngày đăng: 21/09/2020
Đợt cập nhật của Google vào tháng 5 vừa qua, nhiều website đang chiếm những vị trí top đầu đột nhiên biến mất khỏi Google. Khá nhiều thắc mắc được đặt ra, liệu Google đã thay đổi “luật chơi” hay đang “xử” những website bẩn. Bản ...
An toàn trong SEO là thế nào?
Ngày đăng: 21/09/2020
Đợt cập nhật của Google vào tháng 5 vừa qua, nhiều website đang chiếm những vị trí top đầu đột nhiên biến mất khỏi Google. Khá nhiều thắc mắc được đặt ra, liệu Google đã thay đổi “luật chơi” hay đang “xử” những website bẩn. Bản ...
Xây dựng chiến lược SEO hiệu quả với 5 yếu tố cơ bản
Ngày đăng: 21/09/2020
Đợt cập nhật của Google vào tháng 5 vừa qua, nhiều website đang chiếm những vị trí top đầu đột nhiên biến mất khỏi Google. Khá nhiều thắc mắc được đặt ra, liệu Google đã thay đổi “luật chơi” hay đang “xử” những website bẩn. Bản ...
Những kỹ năng mà mỗi marketer về digital marketing phải có
Ngày đăng: 21/09/2020
Đợt cập nhật của Google vào tháng 5 vừa qua, nhiều website đang chiếm những vị trí top đầu đột nhiên biến mất khỏi Google. Khá nhiều thắc mắc được đặt ra, liệu Google đã thay đổi “luật chơi” hay đang “xử” những website bẩn. Bản ...