Google Webmaster Tool là một công cụ được phát triển và phát hành bởi Google giúp các nhà quản trị web có thể liên lạc hay nói cách khác là “giao tiếp” với Google. Phát hiện các vấn đề xảy ra với website một cách hữu hiệu.
Những cảnh báo và giải pháp sẽ được đưa ra giúp website của bạn được tối ưu hơn trong tìm kiếm. Nó cung cấp cho bạn thông tin chính xác về việc lập chỉ mục bởi Google.
Những vấn đề về bảo mật và tấn công sẽ được cảnh báo một cách sớm nhất có thể giúp bạn tránh được được các sự cố không đáng có.
Hướng dẫn cài đặt Google Webmaster Tools
1. Truy cập vào Google Webmaster Tools tại https://www.google.com/webmasters/tools/. Và nhập tên miền website của mình bằng cách nhấp vào ô “Thêm trang web”
2. Tiếp theo bạn xác minh quyền sở hữu đối với website bằng cách chọn “Các phương thức thay thế” và tích vào ô “Thẻ HTML”. Sẽ có một đoạn mã code tự động sinh ra để bạn xác minh.
3. Bước tiếp theo bạn truy cập vào tài khoản admin trong website vào phần “header” dán đoạn mã code vào sau thẻ “
” và trước thẻ “body”4. Cuối cùng các bạn nhấn vào” Xác minh” để hoàn tất, khi Google kiểm tra chính bạn là chủ sở hữu website thì trang web của bạn sẽ được thêm vào công cụ Google Webmaster Tools.
Khi đã cài đặt thành công Google Webmaster Tools các bạn cùng tham khảo hướng dẫn sử dụng cơ bản dưới đây nhé!
Tại giao diện chính của Google Webmaster Tools bạn sẽ thấy 3 phần: Lỗi thu thập dữ liệu, Phân tích tìm kiếm, Sơ đồ trang web. Đây chính là 3 chức năng chính mà bạn cần phải chú ý tới.
1. Chức năng Giao diện tìm kiếm, trong chức năng này bao gồm 4 phần đó là
– Dữ liệu có cấu trúc: Kiểm tra cấu trúc của toàn bộ website nhằm phát hiện lỗi.
– Công cụ đánh dấu dữ liệu: Điều chỉnh hiển thị của trang web khi tìm kiếm.
– Cải tiến HTML: Kiểm tra nội dung của toàn bộ website từ đó khắc phục kịp thời.
– Liên kết trang web: Nếu bạn muốn giảm xếp hạng một liên kết nào đó thì có thể sử dụng chức năng này.
2. Chức năng Lưu lượng tìm kiếm bao gồm:
– Phân tích tìm kiếm: Phân tích và hiển thị những từ khóa và lượng nhấp chuột trên kết quả tìm kiếm .
– Các liên kết tới trang web của bạn: hiển thị những trang web có liên kết trỏ về website của bạn.
– Liên kết nội bộ: Hiển thị và thống kê những liên kết nội bộ có trong website.
– Tác cụ thủ công: Kiểm tra xem trang web của bạn có bị liệt kê vào spam web hay không.
– Nhắm mục tiêu quốc tế: Kiểm tra ngôn ngữ của website hướng tới người dùng ở đâu, ở đây bạn còn có thể hướng đối tượng người dùng cho trang web của mình.
– Tính khả dụng trên thiết bị di động: Kiểm tra độ tương thích với các thiết bị di động như điện thoại hay máy tính bảng.
3. Chức năng Chỉ mục Google bao gồm những tính năng sau:
– Trạng thái chỉ mục: Số chỉ mục được hiển thị.
– Từ khóa nội dung: Liệt kê các từ khóa từ phổ biến của website.
– Tài nguyên bị chặn: Hiển thị những thành phần chặn công cụ tìm kiếm không cho lập chỉ mục.
– Xóa URL: Nếu bạn muốn một đường dẫn nào đó không xuất hiện trên công cụ tìm kiếm thì hãy dùng chức năng này.
4. Chức năng Thu thập dữ liệu:
– Lỗi thu thập dữ liệu: Kiểm tra những địa chỉ không tồi tại (404) trên website của bạn.
– Số liệu thống kê thu thập dữ liệu: Thống kê lượng dữ liệu được thu thập trong 90 ngày.
– Tìm nạp như Google: Đây là công cụ giúp cho một đường dẫn nhanh chóng được index.
– Kiểm tra robots.txt
– Sơ đồ trang web: Nơi bạn gửi lên những sơ đồ trang web (sitemap XML) của website để Google nhanh chóng thu thập và lập chỉ mục (index).
– Tham số URL.
– Cuối cùng là chức năng Vấn đề bảo mật nhằm phát hiện mã độc tồn tại trên website của bạn.
Trên đây là cách cài đặt Google Webmaster Tools và hướng dẫn sử dụng Google Webmaster Tools hy vong sẽ giúp ích cho các bạn khi quản lý website của mình. Chúc các bạn thành công!
Có thể bạn quan tâm
Các tiêu chí để Google đánh giá xếp hạng website
Ngày đăng: 21/09/2020
Google Webmaster Tool là gì? Google Webmaster Tool là một công cụ được phát triển và phát hành bởi Google giúp các nhà quản trị web có thể liên lạc hay nói cách khác là “giao tiếp” với Google. Phát hiện các vấn đề xảy ra ...
Cuộc đua đường trường: Chiến dịch digital marketing
Ngày đăng: 21/09/2020
Google Webmaster Tool là gì? Google Webmaster Tool là một công cụ được phát triển và phát hành bởi Google giúp các nhà quản trị web có thể liên lạc hay nói cách khác là “giao tiếp” với Google. Phát hiện các vấn đề xảy ra ...
An toàn trong SEO là thế nào?
Ngày đăng: 21/09/2020
Google Webmaster Tool là gì? Google Webmaster Tool là một công cụ được phát triển và phát hành bởi Google giúp các nhà quản trị web có thể liên lạc hay nói cách khác là “giao tiếp” với Google. Phát hiện các vấn đề xảy ra ...
Xây dựng chiến lược SEO hiệu quả với 5 yếu tố cơ bản
Ngày đăng: 21/09/2020
Google Webmaster Tool là gì? Google Webmaster Tool là một công cụ được phát triển và phát hành bởi Google giúp các nhà quản trị web có thể liên lạc hay nói cách khác là “giao tiếp” với Google. Phát hiện các vấn đề xảy ra ...
Những kỹ năng mà mỗi marketer về digital marketing phải có
Ngày đăng: 21/09/2020
Google Webmaster Tool là gì? Google Webmaster Tool là một công cụ được phát triển và phát hành bởi Google giúp các nhà quản trị web có thể liên lạc hay nói cách khác là “giao tiếp” với Google. Phát hiện các vấn đề xảy ra ...