1. Ảnh khoả thân, khoe da, zoom cận cảnh bộ phận cơ thể
Facebook nghiêm cấm quảng cáo nội dung có ảnh chụp cận cảnh, ảnh khỏa thân. Rất nhiều trường hợp bán sản phẩm mỹ phẩm, chụp cận cảnh trên mặt. Họ rất bất ngờ khi quảng cáo không được phê duyệt và không hiểu tại sao. Để tránh xảy ra lỗi này, bạn cần chú ý hình ảnh, hoặc sử dụng landing page để xem hình ảnh, tránh vi phạm chính sách.
2. Nội dung chữ trên ảnh lớn hơn 20%
Diện tích phần chữ trên ảnh không được vượt quá 20% diện tích bức ảnh. Đây là lỗi rất phổ biến, thường gặp ngay cả những người chạy quảng cáo Facebook lâu năm.
Cách xử lý mất khá nhiều thời gian vì cần làm lại ảnh. Bạn dùng photoshop chia ra thành những ô vuông, tính toán số ô có thể viết chữ vào.
3. Ảnh minh họa có nội dung không đúng, gây nhầm lẫn.
Facebook không chấp nhận những hình ảnh minh họa có tính năng không đúng với nội dung, hoặc gây nhầm lẫn.
Ví dụ: trong ảnh là hình ảnh minh họa là chiếc xe BMW, trong khi bạn đang quảng cáo chiếc xe Lexus.
4. Sử dụng câu chữ, hình ảnh có chứa thương hiệu được bảo hộ.
Facebook không cho phép quảng cáo sản phẩm thương hiệu toàn cầu khi bạn chưa chứng minh được bạn là nhà phân phối được nhượng quyền. Đây là lỗi Facebook phạt rất nặng, có thể mất tài khoản quảng cáo, hoặc mất cả trang fanpage facebook.
Ví dụ: bạn chụp ảnh sản phẩm quần áo thể thao nhãn hiệu Nike in trên áo. Facebook sẽ không duyệt bài quảng cáo của bạn.
Cách khắc phục:
Vì lợi nhuận giữa sản phẩm chính hãng và fake lớn nên đây là miếng bánh ngọt khó nuốt. Nhiều “cao nhân” có cách “lách” để được phê duyệt như sử dụng ảnh ngược, làm mờ logo thương hiệu…Tuy nhiên, Facebook ngày càng thông minh, nên “lách” tới đâu cũng chỉ chạy được một thời gian.
5. Sử dụng ảnh có liên quan đến thương hiệu Facebook.
Sử dụng hình ảnh thương hiệu Facebook, bao gồm nhưng không bị giới hạn bởi logo, icon, alert notification graphics.
6. Ảnh phù hợp độ tuổi khách hàng mục tiêu
Nếu target customers dưới 18 tuổi, hình ảnh cũng sẽ bị xét là vi phạm nếu không phù hợp với lứa tuổi.
Cách khắc phục của 3 lỗi kể trên cũng tương tự như lỗi thứ 2 là thay đổi nội dung, hình ảnh quảng cáo hoặc sử dụng landing page để hướng người dùng tới trang đích do bạn toàn quyền xây dựng nội dung.
7. Sử dụng từ ngữ đặc tính, nhạy cảm
Sử dụng các từ ngữ được coi là nhạy cảm, mô tả đặc tính của khách hàng. Lỗi này thường gặp ở các sản phẩm bị hạn chế quảng cáo, giới hạn số từ ngữ thay thế có thể được xem xét.
Hạn chế hoặc cấm quảng cáo như rượu, thuốc lá, trà giảm cân, thuốc trị mụn, thuốc đông y… Ngoài ra một số từ ngữ liên quan đến thông tin cá nhân như tên, tình trạng hôn nhân hay chủng tộc cũng sẽ không được phê duyệt.
Bạn có thể thay đổi từ ngữ sao cho nội dung có ý nghĩa tương tự.
Một lắng vì mụn? Hãy sử dụng XYZ → Sửa thành: Làn da khoẻ đẹp với XYZ
Bạn phá sản? Xem ngay dịch chúng vụ của tôi →Sửa thành: Hãy xem thử dịch vụ tư vấn tài chính của chúng tôi.
8. Từ ngữ vi phạm bản quyền
Dùng tên gọi, nội dung vi phạm bản quyền. Các shop đồ xách tay, hàng VNXK có thể mắc phải các lỗi này, như để tên thương hiệu nước ngoài trong quảng cáo. Bạn nên tự sử dụng tên riêng cho sản phẩm, tránh tối đa tên thương hiệu nước ngoài.
9. Nội dung landing page sai lệch với quảng cáo
Nội dung của landing page không giống với nội dung của quảng cáo, hình thức treo đầu dê bán thịt chó. Nếu bạn ghi trong quảng cáo là discount 50%, promotion này cũng phải được ghi rõ trong landing page.
10. Lịch sử tài khoản đã từng bị báo cáo vi phạm
Quảng cáo facebook sử dụng hình thức chi tiêu trước, trả tiền sau. Mỗi tài khoản quảng cáo được lập sẽ có một ngưỡng chi tiêu. Nếu tài khoản có lịch sử nhiều lần bị báo cáo vi phạm, lịch sử sử dụng, chi tiêu không tốt, có thể tài khoản đó sẽ không thể được duyệt quảng cáo.
Cách duy nhất để khắc phục là thay đổi tài khoản khác. Lưu ý, bạn cần đăng xuất tài khoản cũ, xóa lịch sử đăng nhập, tạo profile mới, thay đổi IP trên máy tính trước khi đổi sang tài khoản mới.
11. Lỗi ở Facebook
Với số lượng quảng cáo khổng lồ được đăng tải mỗi ngày, Facebook sử dụng quá trình kiểm duyệt quảng cáo tự động dựa trên các yếu tố chính như: Facebook Ad Account History, Keyword, Image, Domain. Vậy nên quá trình kiểm duyệt có thể không chính xác 100%. Bạn hoàn toàn có thể gửi email khiếu nại nếu thật sự không tìm được điểm vi phạm nào trong quảng cáo của mình.
Có thể bạn quan tâm
5 mẹo thực hiện Digital Marketing hiệu quả cho người mới bắt đầu
Ngày đăng: 27/01/2022
Có rất nhiều nguyên nhân để khiến quảng cáo Facebook của bạn không được phê duyệt. Tùy vào nguyên nhân mà sẽ có những cách khắc phục khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến quảng cáo Facebook không được phê duyệt 1. ...
Cách viết nội dung website tối ưu trong 9 bước
Ngày đăng: 04/12/2020
Có rất nhiều nguyên nhân để khiến quảng cáo Facebook của bạn không được phê duyệt. Tùy vào nguyên nhân mà sẽ có những cách khắc phục khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến quảng cáo Facebook không được phê duyệt 1. ...
5 Tips quan trọng giúp bạn tối ưu hình ảnh lên Top Google
Ngày đăng: 03/12/2020
Có rất nhiều nguyên nhân để khiến quảng cáo Facebook của bạn không được phê duyệt. Tùy vào nguyên nhân mà sẽ có những cách khắc phục khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến quảng cáo Facebook không được phê duyệt 1. ...
Content chuẩn SEO là gì? 4 tiêu chuẩn phải có trong bài viết SEO
Ngày đăng: 28/11/2020
Có rất nhiều nguyên nhân để khiến quảng cáo Facebook của bạn không được phê duyệt. Tùy vào nguyên nhân mà sẽ có những cách khắc phục khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến quảng cáo Facebook không được phê duyệt 1. ...
Entity là gì? Xu hướng SEO entity có hiệu quả như lời đồn?
Ngày đăng: 28/11/2020
Có rất nhiều nguyên nhân để khiến quảng cáo Facebook của bạn không được phê duyệt. Tùy vào nguyên nhân mà sẽ có những cách khắc phục khác nhau. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp khiến quảng cáo Facebook không được phê duyệt 1. ...