Hiện tại mình và nhiều anh em làm MMO mảng authority site/ niche site cần nghiên cứu từ khóa nhiều đã chuyển sang sử dụng một công cụ nghiên cứu từ khóa mới, được dùng trên nền web, và theo mình thì công cụ này có thể xem là tối ưu và phù hợp nhất để dùng nghiên cứu từ khóa cho thời điểm hiện tại. Đó là KWFinder.
Như vậy bài viết này mình sẽ giới thiệu và hướng dẫn bạn sử dụng công cụ nghiên cứu từ khóa KWFinder, thay thế cho công cụ cũ giờ không hiệu quả nữa là Long Tail Pro nhé ;).
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG KWFinder TÌM TỪ KHÓA SEO
Giới thiệu tổng quát công cụ KWFinder.
Hướng dẫn sử dụng KWFinder.
Đánh giá độ khó từ khóa để chọn lọc bộ từ khóa chuẩn bằng KWFinder.
Kết luận
1. Giới thiệu tổng quát công cụ KWFinder.
Trang chủ: https://kwfinder.com/. Bạn cứ thử truy cập vào và test nhanh một từ khóa bất kì nhé.
Longtail pro hiện tại cũng đã sử dụng trên nền web tuy nhiên nhiều hạn chế, giá cả thì cũng đắt vãi. Mình biết đến KWFinder qua sự giới thiệu + khuyên dùng từ anh Lâm Nguyễn và chuyển ngay sang nó để nghiên cứu lại bộ từ khóa cho site amazon của mình.
Tổng quát đánh giá của mình về KWFinder:
KWFinder có chế độ cho bạn dùng free trial 15 ngày sau đó thì chi phí hàng tháng là $12/month. Cũng không quá đắt đỏ vì thường theo như cách mình làm thì mình sẽ research cả bộ keyword một lần. Tuy nhiên vì mình cũng cần thường xuyên check độ khó từ khóa nên mình đã mua gói một năm.
Những ưu điểm hiện tại mình hài lòng với công cụ nghiên cứu từ khóa mới này:
Giao diện nữ tính, dịu dàng, bắt mắt, dễ dùng, tốc độ load trang, research trả kết quả rất nhanh.
Vì là công cụ dùng trên nền web nên không lo máy Windows, máy MAC thì không dùng được.
Lượng tìm kiếm hàng tháng có khác một chút so với bên kết quả ở google keyword planner nhưng không đáng kể và vẫn chính xác để dùng cho research.
Tính chỉ số độ khó của từ khóa (cái này cực quan trọng) rất chính xác, nhanh chóng, thay vì nổi ám ảnh phải fake IP US để check cho nhanh như hồi Longtail Pro.
Chi phí theo mình $8/month là hợp lý.
Về nhược điểm thì mình không có nhiều khó chịu với KWFinder nên một vài hạn chế nhỏ của công cụ này mình sẽ đề cập tiếp ở những phần sau.
2. Hướng dẫn sử dụng KWFinder.
Mình dùng KWFinder để tìm từ khóa ổn cả ở thị trường Việt Nam lẫn từ khóa nước ngoài nên bạn yên tâm là nghiên cứu từ khóa SEO cho web Việt vẫn ổn nhé, mình dùng hàng ngày để research niche cho site tiếng Việt mình đang làm.
Giao diện làm việc của KWFinder
KWFinder rất đơn giản và dùng rất dễ nên bài viết này bạn dễ dàng follow làm test theo dù có mua tool hay chưa. Mình đi qua từng mục đã đánh dấu trên hình như sau:
(1) – Suggestion:
Ở tính năng “suggestion”, công cụ sẽ trả về cho bạn những từ khóa mà nó gợi ý dựa trên data của tool liên kết với API của Google. Gợi ý những từ khóa dài, từ khóa long tail có lượng search volume rất hữu dụng.
Ví dụ mình dùng tính năng gợi ý từ khóa này để research từ “Mã giảm giá traveloka” :
Ở phần mình khoanh đỏ, là 1 list rất nhiều các từ khóa ít nhất 3 tiếng trở lên mà công cụ gợi ý cho bạn, phần màu cam là phần top 10 đang ranking ở page 1 cho từ khóa mà bạn click vào.
Bạn có thể check xem từng từ khóa khác nhau thì top 10 gồm những webpage nào, rồi đánh giá onpage, content của page đó xem có vượt nổi không. Ngoài ra còn tiêu chí về độ khó của từ khóa mà KWFinder sẽ tính cho bạn mình sẽ nói đến ở phần sau.
(2)- Autocomplete:
Tự động hoàn chỉnh những từ phụ đứng sau seed keyword mà bạn nhập vào, với tính năng này bạn có thể có thêm nhiều gợi ý mới về seed keyword, về những niche ngách, từ khóa ngách trong chủ đề định làm mà có thể tự bạn chưa nghĩ ra.
Bấm tab Autocomplete nhấn search và chờ vài giây, loạt gợi ý từ khóa sẽ xuất hiện cho bạn tha hồ research tiếp.
(3) – Questions.
Mình thấy tính năng question này của KWFinder rất hay, giúp bạn phát triển nội dung thông tin với các từ khóa có nhu cầu tìm kiếm thông dụng, mang traffic về cho website trong thời gian ngắn.
Tùy vào hình thức website mà bạn làm, có thể là web kiếm tiền với affiliate, tự bán sản phẩm, thì ngoài những content giúp bạn kiếm tiền trực tiếp như aff content, sale content, bạn rất cần những nội dung kiểu “tutorial / question post” thì lúc này tính năng questions của KWFinder rất hữu dụng để bạn tìm ra những câu hỏi dựa trên seed keyword nhập vào.
Tuy nhiên bạn vẫn phải cân nhắc về search volume, cũng như còn nhiều hình thức để tìm từ khóa khác không nhất định chỉ phụ thuộc vào KWFinder nhé, dùng nó để check độ khó thôi.
3,4,5 để bạn nhập từ khóa, điền ngôn ngữ và quốc gia mà bạn đang muốn research.
3 – Đánh giá độ khó từ khóa để chọn lọc bộ từ khóa chuẩn bằng KWFinder.
Ở Longtail pro bạn đã quen thuộc với cái gọi là chỉ số KC (Keyword Competitor) đo lường độ cạnh tranh của từ khóa, hiện tại với KWFinder bạn sẽ làm quen chỉ số mới gọi là KD (Keyword Difficulty) độ khó của từ khóa.
Với KWFinder, mình sử dụng để nghiên cứu từ khóa ở thị trường VN thì chỉ số KD nhìn chung các từ khóa long tail hay từ khóa thường dùng trong affiliate ở VN vẫn còn ở mức dễ, mình hiếm research trúng từ khóa long tail nào mà có KD > 35 .
Riêng với thị trường nước ngoài, thời gian trước những từ khóa mình dùng bản LTP cũ research thì được một bộ từ có KD ổn, mức trung bình. Khi đem qua KWFinder với các chỉ số cập nhật mới nhất thì các từ khóa đó trở nên khó hơn rất nhiều, bắt buộc mình phải research kĩ lại và lọc lại, tìm thêm từ khóa bổ sung. Vì ở KWFinder số liệu được cập nhật khá thường xuyên nên cũng đáng tin cậy hơn.
cong-cu-nghien-cuu-tu-khoa-kwfinder-5
Để tính độ khó của từng khóa, bạn cần tự click vào từng từ một, KD hiển thị ra rất nhanh tầm vài giây, đồng thời top 10 ranking cho từ khóa đó cũng được list ra để bạn dễ dàng phân tích tiếp đối thủ.
Độ khó của từ khóa thông qua chỉ số KD
KD < 34 : Dễ – Nên lấy hết các từ khóa này
35 < KD < 39 : Trung bình – Cân nhắc
KD > 40 : Khó – Tránh xa các từ này nếu bạn chưa chuẩn bị đủ hỏa lực (ngân sách, nhân sự, thời gian…)
Tương tự như ở Longtail pro bạn nên tập trung phát triển website và SEO cho những từ khóa dễ trước, khi đó lượng content trên web dày, bạn dễ dàng đẩy internal link cho các nội dung qua lại lẫn nhau, điều này rất tốt cho SEO.
4 – Kết luận.
KWFinder có một hạn chế là không giúp bạn spy đối thủ trực tiếp bằng cách check URL hay check website của đối thủ được. Vì hạn chế này nên bạn sẽ cần kết hợp một công cụ khác để hoàn thiện nhất khâu nghiên cứu từ khóa là Ahrefs (cái này thì ai làm SEO chắc cũng biết hết rồi)
Có thể bạn quan tâm
Các tiêu chí để Google đánh giá xếp hạng website
Ngày đăng: 21/09/2020
Thời gian gần đây bạn nào cũng gặp tình trạng là công cụ nghiên cứu từ khóa đuôi dài đình đám Long Tail Pro nay đã đổi sang chủ mới và sử dụng trên nền web không còn hiệu quả. Cũng như các version cũ ...
Cuộc đua đường trường: Chiến dịch digital marketing
Ngày đăng: 21/09/2020
Thời gian gần đây bạn nào cũng gặp tình trạng là công cụ nghiên cứu từ khóa đuôi dài đình đám Long Tail Pro nay đã đổi sang chủ mới và sử dụng trên nền web không còn hiệu quả. Cũng như các version cũ ...
An toàn trong SEO là thế nào?
Ngày đăng: 21/09/2020
Thời gian gần đây bạn nào cũng gặp tình trạng là công cụ nghiên cứu từ khóa đuôi dài đình đám Long Tail Pro nay đã đổi sang chủ mới và sử dụng trên nền web không còn hiệu quả. Cũng như các version cũ ...
Xây dựng chiến lược SEO hiệu quả với 5 yếu tố cơ bản
Ngày đăng: 21/09/2020
Thời gian gần đây bạn nào cũng gặp tình trạng là công cụ nghiên cứu từ khóa đuôi dài đình đám Long Tail Pro nay đã đổi sang chủ mới và sử dụng trên nền web không còn hiệu quả. Cũng như các version cũ ...
Những kỹ năng mà mỗi marketer về digital marketing phải có
Ngày đăng: 21/09/2020
Thời gian gần đây bạn nào cũng gặp tình trạng là công cụ nghiên cứu từ khóa đuôi dài đình đám Long Tail Pro nay đã đổi sang chủ mới và sử dụng trên nền web không còn hiệu quả. Cũng như các version cũ ...