A/B Testing là gì?
Dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về A/B Testing cùng những đặc điểm cơ bản của nó. Cùng xem nhé.
Khái niệm
Đây là tên gọi một phương pháp so sánh và đánh giá trải nghiệm của người dùng với những phiên bản khác nhau của một sản phẩm
A/B Testing còn được biết đến với một vài cách gọi khác: Split Testing hay Bucket Testing. Hiểu đơn giản, đây là một phương pháp dùng trong việc so sánh 2 phiên bản khác nhau của Webpage hoặc một ứng dụng bất kỳ. Với A/B Testing, bạn có thể tìm hiểu được đâu mới là phiên bản làm việc hiệu quả để áp dụng.
Bản chất của A/B Testing là gì?
Về cơ bản, đây là một cuộc thử nghiệm độc đáo. Trong đó, hai hoặc nhiều biến thể của một trang sẽ được hiển thị cho người dùng. Chúng xuất hiện một cách ngẫu nhiên cho mọi người trải nghiệm.
Sau đó, A/B Testing sẽ phân tích và thống kê những thao tác, hành vi của người dùng trên từng biến thể. Từ đó, nó có thể xác định được đâu mới là biến thể tốt nhất, hoạt động hiệu quả cho mục tiêu chuyển đổi được doanh nghiệp/ chủ Website đặt ra.
Testing này sẽ giúp bạn có được những phỏng đoán hữu ích về việc thay đổi, thực hiện tối ưu hóa Website. Mọi việc đều được đo lường cẩn thận bằng những biến đổi thực tế trong số liệu.
A/B Testing mang tới cho doanh nghiệp/ cá nhân sử dụng lợi ích gì?
Hiện tại, việc ứng dụng A/B Testing đang được rất nhiều người tìm hiểu và ứng dụng. Nguyên nhân là do nó giúp mọi người đánh giá xem đâu mới là cách làm người dùng của mình hài lòng hơn. Từ đó, thực hiện việc tối ưu hóa dữ liệu, trang của mình một cách hiệu quả.
Phương pháp A/B Testing sẽ giúp doanh nghiệp thu hút nhiều người dùng nhờ phiên bản tốt nhất của mình
Với A/B Testing, các cá nhân và doanh nghiệp có thể thực hiện thay đổi trải nghiệm người dùng dựa trên những kết quả đo lường thực tế. Từ đó, bạn có thể thay đổi những cuộc hội thoại kinh doanh của mình với khách hàng từ “Chúng tôi nghĩ” thành “Chúng tôi biết”.
Thực tế cho thấy, mỗi sản phẩm mới, tính năng mới của trang đều có thể tác động tới trải nghiệm của người dùng. Sự thay đổi của doanh nghiệp, tương tác của người dùng và cách thức người dùng trải nghiệm trên trang đều được A/B Testing ghi nhận. Từ đó, giúp mọi người tối ưu hóa sản phẩm của mình nhanh chóng.
Quy trình A/B Testing được thực hiện như thế nào?
Như vậy, bạn đã biết A/B Testing là gì. Dưới đây, hãy cùng tìm hiểu xem nó được thực hiện như thế nào nhé!
Bước 1: Thu thập Data
Việc đầu tiên cần làm trong quy trình này chính là phân tích dữ liệu. Điều này giúp bạn có được cái nhìn rõ nét. Từ đó, bắt đầu tối ưu hóa từ một điểm phù hợp. Khi đó, bạn có thể lựa chọn những khu vực có lưu lượng truy cập cao nhất của Website hoặc ứng dụng.
Bước 2: Xác định mục tiêu của mình
Mỗi trang có mục đích xây dựng hoàn toàn khác biệt. Điều này có thể là Click vào một nút, một liên kết nào đó theo mong muốn của doanh nghiệp/ cá nhân. Bạn cần nghiên cứu kỹ để xem có biến thể nào tốt hơn so với phiên bản gốc và bản mình đang sử dụng hay không.
Bước 3: Xây dựng những giả thuyết
Xây dựng những giải thuyết về hoạt động của trang có ý nghĩa quan trọng
Dựa vào mục tiêu của mình, bạn có thể bắt đầu xây dựng những giải thuyết, ý tưởng A/B Testing. Bạn nên trình bày rõ ràng xem tại sao mình lại nghĩ nó tốt hơn so với phiên bản cũ. Đối với các giả thuyết khác nhau, bạn nên ưu tiên lựa chọn biến thể có mức độ tác động, độ khó khi thực hiện để mang lại trải nghiệm tốt, mới lạ cho người dùng.
Bước 4: Tạo ra các biến thể cho trang của mình
Các phần mềm A/B Testing cho phép bạn thực hiện thay đổi những phần tùy chọn của Website. Hãy sử dụng nó để thực hiện những thay đổi tùy ý như đổi màu của một nút CTA hay hoán đổi thứ tự. Sau đó, bạn có thể ghi nhận được trải nghiệm cụ thể của người dùng với từng biến thể.
Bước 5: Chạy thử nghiệm
Khi đã tạo được những biến thể, bạn hãy bắt đầu chạy thử nghiệm chúng nhé. Sau đó, chờ người dùng truy cập vào và đánh giá trải nghiệm của họ thông qua những hành vi tương tác được đo lường một cách cẩn thận.
Bước 6: Phân tích kết quả
A/B Testing sẽ phân tích kết quả và giúp bạn biết đâu là phiên bản thu hút người dùng nhất
Phần mềm A/B Testing sẽ giúp bạn xuất dữ liệu từ thử nghiệm ra thành File. Dựa vào đó, bạn hoàn toàn có thể thấy được trải nghiệm của người dùng đối với 2 hoặc nhiều phiên bản của trang có gì khác biệt. Điều này sẽ giúp việc lựa chọn giải pháp thay đổi của bạn dễ dàng hơn.
Lời kết
Với bài viết này, My Website đã giúp bạn biết A/B Testing là gì. Nếu bạn còn điều gì băn khoăn về SEO hay Marketing, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giúp đỡ nhé.
Có thể bạn quan tâm
5 mẹo thực hiện Digital Marketing hiệu quả cho người mới bắt đầu
Ngày đăng: 27/01/2022
Tỷ lệ chuyển đổi là một trong những yếu tố quan trọng đối với SEOer. Và điều này phụ thuộc rất nhiều vào hành vi, sự kích thích của người dùng. Trước đây, việc dự đoán hành vi của người dùng đều dựa vào những ...
Cách viết nội dung website tối ưu trong 9 bước
Ngày đăng: 04/12/2020
Tỷ lệ chuyển đổi là một trong những yếu tố quan trọng đối với SEOer. Và điều này phụ thuộc rất nhiều vào hành vi, sự kích thích của người dùng. Trước đây, việc dự đoán hành vi của người dùng đều dựa vào những ...
5 Tips quan trọng giúp bạn tối ưu hình ảnh lên Top Google
Ngày đăng: 03/12/2020
Tỷ lệ chuyển đổi là một trong những yếu tố quan trọng đối với SEOer. Và điều này phụ thuộc rất nhiều vào hành vi, sự kích thích của người dùng. Trước đây, việc dự đoán hành vi của người dùng đều dựa vào những ...
Content chuẩn SEO là gì? 4 tiêu chuẩn phải có trong bài viết SEO
Ngày đăng: 28/11/2020
Tỷ lệ chuyển đổi là một trong những yếu tố quan trọng đối với SEOer. Và điều này phụ thuộc rất nhiều vào hành vi, sự kích thích của người dùng. Trước đây, việc dự đoán hành vi của người dùng đều dựa vào những ...
Entity là gì? Xu hướng SEO entity có hiệu quả như lời đồn?
Ngày đăng: 28/11/2020
Tỷ lệ chuyển đổi là một trong những yếu tố quan trọng đối với SEOer. Và điều này phụ thuộc rất nhiều vào hành vi, sự kích thích của người dùng. Trước đây, việc dự đoán hành vi của người dùng đều dựa vào những ...