Cách tối ưu để hỗ trợ tốt cho SEO Onpage

Đăng bởi: taythi , 04/08/2020 09:47

Rất nhiều Webmaster nghĩ đến việc SEO sau khi website đã đi vào hoạt động. Kể cả việc tối ưu hóa website để tăng thứ hạng của từ khóa (keywords) trên các bộ máy tìm kiếm (search engine). Tuy nhiên nếu không tính đến việc tối ưu ngay từ khi bắt đầu xây dựng website, thì cũng như bạn xây một căn nhà trên nền tảng móng không ổn định.

Mình đã áp dụng cho các từ khóa và thấy hiệu quả.

Dưới đây là 10 cách có thể giúp website của bạn không chỉ thường xuyên có tên trong danh mục kết quả tìm kiếm mà thậm chí còn được liệt kê ở vị trí trong top danh sách dẫn đầu của các trong web tìm kiếm hiện nay. Không cách nào được đánh giá cao hơn so với những phương pháp khác mà tốt nhất chúng ta cùng kết hợp để có thể thu được kết quả cao hơn

Tổng hợp 10 cách tối ưu SEO Onpage

1. Lập trình thân thiện với các bộ máy tìm kiếm

Tuy nhiên có một sự khác biệt rất lớn giữa Tối ưu hóa máy tìm kiếm (Search Engine Optimization) và Tối ưu hóa website thân thiện với máy tìm kiếm (Search Engine Friendly). Phần lớn các lập trình viên quan tâm tới khả năng truy cập thì thường thiết kế website thân thiện với máy tìm kiếm chứ không phải tối ưu máy tìm kiếm.

Có một thực tế như sau trong lĩnh vực thiết kế webMột lập trình viên giỏi có thể làm tốt công việc của anh ta, thế nhưng phần lớn họ đề làm việc theo yêu cầu của khách hàng chứ không tối ưu cho máy tìm kiếm

Đây là một thực tế trong các công ty thiết kế website ở Việt Nam, bản thân MyWebsite.vn cũng thế; vì My Website có chút kiến thức khá cơ bản về tối ưu hóa máy tìm kiếm, nên khi phát triển website thì thường ứng dụng các kiến thức này vào trong công việc. Dù tối ưu hóa cho máy tìm kiếm thường đòi hỏi thêm thời gian và hạn chế các kỹ thuật có thể sử dụng để đạt được cùng một yêu cầu về trình bày.

Và trong bất kể dự án nào trong gói dịch vụ thiết kế và quảng bá website, MyWebsite.vn luôn tạo ra các nội dung thân thiện với máy tìm kiếm ngay cả khi không có yêu cầu của khách hàng.Và hãy luôn nhớ rằng các bộ máy tìm kiếm luôn có một chuẩn riêng trong cách làm việc, thu thập dữ liệu và xếp hạng cho website của bạn. Ngoài việc đọc nội dung trên website, các yếu tố khác như hình ảnh, âm thanh, video, liên kết… cũng là yếu tố quan trọng.

Để biết chính xác các bộ máy tìm kiếm lấy thông tin theo chuẩn nào, bạn có thể sử dụng công cụ Search Engine Spider Simulator của Webconfs. Nếu bạn nhận được một thông báo còn thiếu hay sai các chuẩn thì hãy cập nhật ngay cho website.

2. Tạo các url “thân thiện” với các search engines

Theo mặc định, WordPress đặt tên URL của blog theo một dãy số động tăng liên tiếp. Con cố đó được đặt ở ngay sau tên miền và nhìn giống thế này:Với Google, URL này chẳng có nghĩa gì. Google vẫn phải sử dụng spider của mình để xác định nội dung của bài viết. Hãy sử dụng URL kiểu này:

Với URL được tối ưu hóa cho các bộ máy tìm kiếm, Google có thể dễ dàng xác định được nội dung trong bài viết của bạn. Cơ hội cho các bài viết của tôi xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của các bộ máy tìm kiếm là rất cao do tôi sử dụng URL được tối ưu hóa cho các bộ máy tìm kiếm chứ không sử dụng URL động.

Viết URL thân thiện mang lại hiệu quả về SEO lẫn sự tương tác với người dùng. Cụ thể bạn cần phải chỉnh sửa URL, loại bỏ các ký tự không mang nhiều ý nghĩa để rút ngắn, tối ưu URL của site. Nếu bạn đang dùng một số framework mã nguồn mở như wordpress, joomla, vbulletin…thì luôn có sẵn các plugin để thực hiện việc này.Nếu là mã nguồn tự viết, bạn có thể tham khảo rewrite với .htaccess trên apache webserver.

3. Làm sạch mã nguồn để tăng tốc độ tải trang

Mặc dù khi mới xây dựng và hoạt động, website của bạn có thể sẽ rất nhẹ, load nhanh. Nhưng theo thời gian phát triển nó sẽ dần chậm lại bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì vậy bạn có thể kiểm tra thường xuyên các vấn đề sau đây để tối ưu cho website:

–         Loại bỏ các khoảng trống, comment trong HTML.

–         Sử dụng HTML validator để kiểm tra các thẻ lỗi, thiếu, thừa.

–         Sử dụng broken link checker để kiểm tra và xóa bỏ link lỗi.

4. Sử dụng văn bản thay thế cho các kịch bản scripts

Các chương trình phần mềm liệt kê kết quả tìm kiếm, có tên hiệu “con nhện” (spiderbot), phản hồi cách chúng lướt qua các trang web ra sao, ghi lại một số thông tin, diện mạo của từng trang, trong đó có cả văn bản.Như đã đề cập ở vấn đề 1, trên site có rất nhiều hạng mục nội dung. Tuy nhiên văn bản (text-base) vẫn là thân thiện nhất với các search engine.

Ví dụ: Bạn có thể sử dụng thư viện SWFObject2 để thay thế flash object bằng văn bản khi người dùng hoặc spider,bot của search engine không thể đọc nội dung flash.

5. Cấu hình “noindex” cho file robots.txt

Trong khi bạn không thể kiểm soát được các spider của search engine 100%, hãy cấu hình noindex để nó bỏ qua một số url của bạn. Điều này có lợi ít nhiều cho việc SEO website. Một số trang nên để noindex như:

–         Trang giỏ hàng (Shopping cart) và trang thanh toán (Checkout page).

–         Trang quản lý chính của người dùng (User dashboard).

–         Trang lưu trữ (Archive pages).

–         Trang liên hệ (Contact pages).

6. Sử dụng “rel=canonical” để giải quyết việc trùng lặp nội dung: (duplicate content)

Trong thực tế, rất nhiều trang web mắc lỗi duplicate content ( trùng lặp nội dung ). Việc trùng lặp nội dung là những nội dung xuất hiện trên nhiều website khác nhau. Ngoài ra nội dung tương tự về ý cũng được xếp vào danh sách duplicate content. Việc Google tung ra thuật toán Panda đã khiến cho nhiều website trùng lặp nội dung bị phạt và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả SEO.

Nếu bạn đang sử dụng các CMS như WordPress, Magento, joomla để xây dựng website, thì bạn sẽ thấy có một vấn đề là có nhiều link cùng mang chính xác một nội dung, ví du như:

–         Yoursite.com/post-name.html

–         Yoursite.com/category1/post-name.html

–         Yoursite.com/category2/post-name.html

–         Yoursite.com/archive/date/post-name.html

–         Các trang trên cùng đưa đến một kết quả nội dung duy nhất, gây ra việc trùng lặp (duplicate content ). Điều này khiến các search engine đánh giá thấp site của bạn.

Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là dùng “rel=canonical” tag. Bạn có thể cấu hình phần này trong các mã nguồn mở có plugins để tự động thêm vào, hoặc bạn cũng có thể làm bằng tay.

7. Cấu hình 301 redirect để đảm bảo sự phát triển thuận lợi của pagerank

301 redirect là một phương pháp chuyển tiếp thông báo các trình duyệt và các công cụ tìm kiếm rằng trang webpage hoặc website đó đã được di dời hoàn toàn đến một địa chỉ mới. Thông thường một chuyển tiếp 301 sẽ có chứa địa chỉ web mới thay thế. Trình duyệt sẽ tự động theo chuyển tiếp 301 chuyển tới địa chỉ mới mà không cần đến sự can thiệp của người dùng.

Chuyên tiếp 301 nên được sử dụng khi một trang web được chuyển tới một tên miền mới để các công cụ tìm kiếm nhanh chóng cập nhật lại chỉ mục của họ và về mặt lý thuyết, nó giúp giữ nguyên thứ hạng của một trang web cụ thể nào đó sau khi thay đổi đường dẫn. Còn trên thực tế, một điều có thể chắc chắn là nó giúp bạn không mất traffic và người đọc không bị rơi vào trang báo lỗi 404 “Trang không tìm thấy”.

Khi nói đến việc cấu hình 301 redirect, sẽ có hai trường hợp hữu dụng cho SEO. Thứ nhất đó là việc làm cho search engine đối xử với trang có www và không có www như nhau.

Thứ 2, nếu bạn di dời các trang nội dung như thay đổi link của bài viết…việc 301 redirect sẽ giúp search engine hiểu được bạn đã di chuyển nó. Làm như vậy sẽ không ảnh hưởng đến pagerank hiện tại của trang và các backlinks cũ.

8. Sử dụng microdata tạo ra các “rich snippets”

Gần đây, có khái niệm về rich snippets trong SEO. Đó là các dạng HTML rõ ràng và nhiều cấp độ. Giúp cho website của bạn được xếp hạng chính xác và thể hiện tốt hơn trên trang kết quả tìm kiếm. Và khi bạn có nhu cầu tìm kiếm, sau khi bạn nhập vào một từ khóa nào đó và bấm vào nút tìm kiếm, Google sẽ cho hiển thị các kết quả tìm kiếm. Mỗi kết quả tìm kiếm được hiển thị bằng một vài dòng chữ như tiêu đề, mô tả nội dung, đường dẫn đến trang web,… Đó được gọi là snippets (đoạn trích ngắn).

Các tính năng này thu hút người dùng click chuột vào kết quả tìm kiếm, và tăng visit cho website rất hiệu quả. Bạn có thể xem thông tin và cách để tạo rich snippets tại Schema.org.

9. Combine script files, tăng tốc độ load

Gần đây, tốc độ tải trang web đã được xem như một yếu tố quan trọng để đánh giá website. Các website load nhanh thường được ưu tiên và có thứ hạng cao trên trang kết quả tìm kiếm.

Thật không ổn nếu bạn đang sử dụng, kết hợp quá nhiều scripts. Hãy tìm cách tối ưu nhỏ gọn nhất có thể để tăng thứ hạng, tăng hiệu của của SEO.

10. Sử dụng CDNs để tiết kiệm tài nguyên

Cuối cùng, nếu bạn đã làm hết moi thứ mà không cải thiện được nhiều về tốc độ của website. Hãy xem xét và sử dụng dịch vụ CDN.

Có các nhà cung cấp nổi tiếng dịch vụ này như Amazon, Rackspace…để bạn có thể lưu trữ tập tin, hình ảnh. CDN sẽ tạo ra sự khác biệt lớn về SEO cho website của bạn.

Có thể bạn quan tâm

Các tiêu chí để Google đánh giá xếp hạng website

Ngày đăng: 21/09/2020

Rất nhiều Webmaster nghĩ đến việc SEO sau khi website đã đi vào hoạt động. Kể cả việc tối ưu hóa website để tăng thứ hạng của từ khóa (keywords) trên các bộ máy tìm kiếm (search engine). Tuy nhiên nếu không tính đến việc ...

Cuộc đua đường trường: Chiến dịch digital marketing

Ngày đăng: 21/09/2020

Rất nhiều Webmaster nghĩ đến việc SEO sau khi website đã đi vào hoạt động. Kể cả việc tối ưu hóa website để tăng thứ hạng của từ khóa (keywords) trên các bộ máy tìm kiếm (search engine). Tuy nhiên nếu không tính đến việc ...

An toàn trong SEO là thế nào?

Ngày đăng: 21/09/2020

Rất nhiều Webmaster nghĩ đến việc SEO sau khi website đã đi vào hoạt động. Kể cả việc tối ưu hóa website để tăng thứ hạng của từ khóa (keywords) trên các bộ máy tìm kiếm (search engine). Tuy nhiên nếu không tính đến việc ...

Xây dựng chiến lược SEO hiệu quả với 5 yếu tố cơ bản

Ngày đăng: 21/09/2020

Rất nhiều Webmaster nghĩ đến việc SEO sau khi website đã đi vào hoạt động. Kể cả việc tối ưu hóa website để tăng thứ hạng của từ khóa (keywords) trên các bộ máy tìm kiếm (search engine). Tuy nhiên nếu không tính đến việc ...

Những kỹ năng mà mỗi marketer về digital marketing phải có

Ngày đăng: 21/09/2020

Rất nhiều Webmaster nghĩ đến việc SEO sau khi website đã đi vào hoạt động. Kể cả việc tối ưu hóa website để tăng thứ hạng của từ khóa (keywords) trên các bộ máy tìm kiếm (search engine). Tuy nhiên nếu không tính đến việc ...

BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn
Mua web ngay