Sắp xếp chiến lược Digital Marketing của bạn theo 6 cách

Đăng bởi: Admin , 24/09/2020 10:39

Trong giới Digital Marketing luôn luôn phát triển cũng như bạn thì luôn phải thực hiện các chiến lược. Nếu bạn thường xuyên phải đưa ra những thay đổi vào phút chót hay nhận được những phản hồi từ khách hàng mà làm bạn phải điều chỉnh từng post, video hoặc email, điều đó có thể khiến kết quả trở thành một mớ lộn xộn và rời rạc.

Phải chăng nhìn được bức tranh tổng quát của chiến lược Digital Marketing là điều rất khó khăn? Một kế hoạch chu toàn nhất phải tập trung vào mục đích và các số liệu ảnh hưởng đến công ty của bạn nhất. Hơn nữa một chiến lược hoàn chỉnh phải là sự thống nhất giữa các nền tảng và tạo ra một thương hiệu ổn định mà khách hàng có thể kết nối đến.

Đã đến lúc dành thời gian để tổ chức lại chiến lược Digital Marketing của bạn để cuối cùng bạn có thể có được một cái nhìn rõ nét và thúc đẩy công ty đi về phía trước.

1. Tập trung vào các số liệu quan trọng

Chiến lược Digital Marketing của bạn cần phải đi theo mục tiêu và các số liệu phản ánh chúng. Mục tiêu của một công ty có thể thay đổi theo thời gian vì vậy rất có thể mục tiêu của bạn đã thay đổi so với lần cuối cùng bạn sắp xếp lại dữ liệu về chiến lược của mình.

Tập trung mục đích và dữ liệu quan trọng của bạn vào một chỗ, như vậy, bạn mới có cái nhìn chung về những thành tựu mà bạn muốn đạt được trong năm tới. Khi có thể hãy tránh xa những số liệu phù phiếm như Instagram followers trừ khi bạn chúng cho bạn thấy một mối liên hệ chặt chẽ với thành quả mà thực sự ảnh hưởng đến công ty của bạn – như một cuộc đối thoại chẳng hạn.

Khi bạn phản ảnh các mục tiêu kinh doanh hãy loại bỏ các mục tiêu về Digital Marketing mà không giúp thúc đẩy doanh nghiệp.

Thay vào đó hãy tạo ra những mục tiêu mới, cụ thể nhất có thể. “Tăng công chúng trên Facebook nhiều nhất có thể” hay “trở thành nguồn thông tin đáng tin cậy cho nền công nghiệp” – tất cả đều quá chung chung. Hãy xây dựng một mục tiêu cụ thể nên dựa trên biểu hiện của chiến lược trước đó. Nếu năm ngoái bạn đạt được 1000 lượt đăng ký email thì lần này hãy đặt mục tiêu gấp đôi số đó. Mới bắt đầu doanh nghiệp thì không có dữ liệu cụ để xây dựng mục tiêu? Hãy tìm kiếm xem đối thủ của bạn đang làm gì để xây dựng một mục tiêu dài hạn.

Đương nhiên, đi cùng với mục tiêu bạn cũng cần một timeline cụ thể và thực tế. Nếu mục tiêu quá lớn thì hãy chia nhỏ nó ra thành từng phần và bạn có thể theo dõi tiến triển của nó trong những năm tiếp theo. Bằng cách đó giả dụ bạn có bị tụt về phía sau, bạn có thể nhanh chóng phát hiện và có cơ hội để bắt kịp tiến trình.

2. Tập hợp tất cả các chiến lược kĩ thuật số

Bây giờ bạn đã biết thứ mình hướng tới là gì, bạn cần phải áp dụng chúng trên những công cụ bạn có và nếu chúng vẫn đóng vai trò thúc đẩy đến đi đến mục tiêu của bạn. Hãy tạo một danh sách về các chiến lược, nền tảng mà bạn dùng để có thể lan tỏa thông điệp của bạn:

Email marketing

Content marketing

Website

Hội thảo hoặc các sự kiện trực tiếp

Blogging

Podcasts

Các kênh mạng xã hội

Đánh giá ROI (lợi tức đầu tư) cho từng yếu tố cũng rất quan trọng. Những nỗ lực SEO của bạn có đạt được số 1 keyword, nếu không thì tại sao không? Liệu những nỗ lực trên Instagram của bạn có đạt được kết quả trong doanh số? Khi bạn sắp xếp lại mọi thứ thì đó là thời gian để bạn có thể nghiên cứu thị trường một cách cẩn thận từ đó có thể đánh giá được những nỗ lực của mình.

3. Kiểm tra lại toàn bộ các chiến lược đi ngược lại mục tiêu của bạn

Rất nhiều chiến lược Digital Marketing có thể được đánh giá một cách dễ dàng. Hoặc là email của bạn có thể được mở thường xuyên, người đọc sẽ theo dõi lại trang của bạn hoặc không. Hoặc là bài của bạn sẽ đạt được thứ hạng cao hơn do lựa chọn từ khóa, hoặc bài của bạn sẽ “mất tích” trên các nền tảng. Cái cách chiến lược của bạn thể hiện sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên, nhưng ít nhất thì hiện tại bạn đã biết được bạn nên đầu tư nhiều vào đâu.

Mặt khác, sự hiện diện của truyền thông xã hội cực khó để có thể đánh giá. Nhận được nhiều lượt like trên Facebook không có nghĩa là tăng doanh thu hay thậm chí chỉ là lượt click lại trang của bạn.

Vì thế làm cách nào để ta có thể phân tích được được tiến trình ở trên mạng xã hội?

Khả năng tiếp cận: bạn luôn luôn muốn thông điệp của mình được tiếp cận đến các khách hàng mục tiêu vì thế thúc đẩy lượt tiếp cận là một dấu hiệu tốt cho thấy bạn đang đi đúng hướng.

Lượt clicks: Rất nhiều người likes hoặc comment trên một post nào đó nhưng lại chẳng bao giờ click vào xem vào trang của bạn. Vì vậy, việc theo dõi lượt clicks thật sự quan trọng thậm chí còn hơn cả lượt likes và shares

Phản hổi bằng emotion: Trên Facebook rất dễ dàng để biết được chính xác khach hàng đang cảm thấy thế nào thông qua các lượt clicks vào cảm xúc “phẫn nỗ” hoặc “wow”…..Ở nền tảng khác, tỉ lệ giữa comments và shares rất hữu dụng để đánh giá, Nếu post có nhiều lượt comments nhưng chỉ có vài lượt shares thì điều đó dường như là một tin tồi tệ đối với chiến lược của bạn.

4.  Kiểm tra lại từng nền tảng hoặc chiến lược để thay đổi kịp thời

Trong quá trình sắp xếp, tập trung vào những yếu tố mới là rất quan trọng. Trên mạng xã hội cũng như các cách thức khác của Digital Marketing bắt kịp các yếu tố mới là điều vô cùng có lợi thế.

Dưới đây là một vài cách để đo lường điều gì đang diễn ra trên trực tuyến:

Liệu công chúng của bạn có bỏ đi không? Trên nền tảng mạng xã hội mọi thứ biến hóa một cách khôn lường. Những lượt tương tác mới có thể hiện diện những cơ hội mới để bạn đánh bại đối thủ. Các tương tác giảm xuống có nghĩa là bạn nên giảm “vốn” về cả thời gian lẫn tiền bạc vào nó. Ví dụ như Facebook có thể làm giảm khả năng tiếp cận công chúng mục tiêu của bạn.

Liệu rằng bạn có đang đầu tư vào video content? Trong năm 2019, video content nên là trung tâm chú ý của mọi chiến lược Digital Marketing. Bạn nên biết 1200% các video xã hội được chia sẻ nhiều hơn cả content bằng ảnh và văn bản cộng lại.

Bạn đã bao giờ cá nhân hóa mục tiêu? Một nghiên cứu đã chỉ ra 73% khách hàng mong muốn được cá nhân hóa trải nghiệm trực tuyến của mình.

5. Thăm dò đối thủ của bạn

Sau công cuộc “dọn dẹp” chắc hẳn bạn sẽ cắt bỏ đi một số việc không cần thiết phải đầu tư. Khi đó, bạn đang có nguồn lực, thời gian và tiền bạc để tái đầu tư vào bất kì thứ gì khác. Đây là thời điểm thích hợp để bắt đầu xây dựng một chiến lược mới, thứ mà bạn luôn muốn thử. Hoặc đây là lúc để quan sát đối thủ của bạn xem họ đang làm mảng nào mà không lặp lại mảng đó nữa.

Hãy bắt đầu bằng top 3 các đối thủ, truy cập vào website của họ để tìm xem họ hoạt động ở đâu trên mạng xã hội và các chiến lược truyền thông họ đang sử dụng. Bạn có thể biết được điều đó qua các bài viết và email nhưng nếu bạn muốn nhận được nhiều thông tin hơn thế thì có thể bạn nên dùng các công cụ phân tích.

Bạn có thể cân nhắc:

BuzzSumo

Hootsuite Streams

Sprout Social

Đương nhiên là bạn không cần tự mình làm điều đó, thuê một công ty chuyên về phân tích đối thủ để giúp bạn tìm ra cơ hội và chiến lược hóa chúng bằng cách giúp thương hiệu của bạn nổi bật với content, hình ảnh và âm thanh

Đừng mắc những sai lầm cơ bản trong chiến lược của bạn bằng cách lặp lại đối thủ. Nếu bạn vẫn làm theo những gì họ đã làm rất tốt, bạn sẽ chỉ luôn luôn nhận vị trí phía sau. Thay vào đó hãy tìm kiếm “những điểm mù” của đối thủ. Đồng thời, hãy đầu tư vào chiến lược khi mà bạn nhìn thấy cơ hôi để vượt qua đối thủ, chứ không phải bắt kịp họ.

6. Tạo một lịch trình

Yếu tố không thể thiếu để giúp chiến lược Digital Marketing diễn ra một cách trôi chảy đó là một lịch trình tối ưu.

Rất nhiều người trong chúng ta thường chia các lịch trình ra cho từng nền tảng: một cái cho blogs, một cái khác cho email marketing… Nếu như vậy, sẽ rất khó để có được một cái nhìn tổng quát về chiến lược của bạn.

Bạn có lẽ sẽ muốn tiếp cận khách hàng một cách thường xuyên nhưng chắc chắn sẽ không muốn gửi cho họ những thông điệp y hệt nhau vài lần trong một ngày.Hãy nhớ rằng, rất nhiều khách hàng của bạn đều đang tương tác qua hai hoặc nhiều hơn những kênh đó nên điều bạn cần làm đó là đồng bộ và thống nhất thành một thời gian biểu.

Lịch trình của bạn nên thể hiện được thời gian đăng tải thông điệp cho nhiều nền tảng kết hợp và nó cũng nên chỉ ra từng mục tiêu cụ thể để theo dõi tiến trình. Bằng cách này, lịch trình của bạn sẽ có vẻ giống như một hướng dẫn mạch lạc, thứ mà luôn nhắc nhở bản thân điều bạn muốn đạt được. Điều này sẽ tạo điều kiện để đánh giá lại mục tiêu trong chiến lược của bạn hàng ngày.

Thong ke

Có thể bạn quan tâm

5 mẹo thực hiện Digital Marketing hiệu quả cho người mới bắt đầu

Ngày đăng: 27/01/2022

Trong giới Digital Marketing luôn luôn phát triển cũng như bạn thì luôn phải thực hiện các chiến lược. Nếu bạn thường xuyên phải đưa ra những thay đổi vào phút chót hay nhận được những phản hồi từ khách hàng mà làm bạn phải ...

Cách viết nội dung website tối ưu trong 9 bước

Ngày đăng: 04/12/2020

Trong giới Digital Marketing luôn luôn phát triển cũng như bạn thì luôn phải thực hiện các chiến lược. Nếu bạn thường xuyên phải đưa ra những thay đổi vào phút chót hay nhận được những phản hồi từ khách hàng mà làm bạn phải ...

5 Tips quan trọng giúp bạn tối ưu hình ảnh lên Top Google

Ngày đăng: 03/12/2020

Trong giới Digital Marketing luôn luôn phát triển cũng như bạn thì luôn phải thực hiện các chiến lược. Nếu bạn thường xuyên phải đưa ra những thay đổi vào phút chót hay nhận được những phản hồi từ khách hàng mà làm bạn phải ...

Content chuẩn SEO là gì? 4 tiêu chuẩn phải có trong bài viết SEO

Ngày đăng: 28/11/2020

Trong giới Digital Marketing luôn luôn phát triển cũng như bạn thì luôn phải thực hiện các chiến lược. Nếu bạn thường xuyên phải đưa ra những thay đổi vào phút chót hay nhận được những phản hồi từ khách hàng mà làm bạn phải ...

Entity là gì? Xu hướng SEO entity có hiệu quả như lời đồn?

Ngày đăng: 28/11/2020

Trong giới Digital Marketing luôn luôn phát triển cũng như bạn thì luôn phải thực hiện các chiến lược. Nếu bạn thường xuyên phải đưa ra những thay đổi vào phút chót hay nhận được những phản hồi từ khách hàng mà làm bạn phải ...

BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn
Mua web ngay