1. Không sở hữu tên miền của chính mình
Thay vì tự suy nghĩ ra một tên miền thật sự phù hợp và có ý nghĩa với mình, không ít các doanh nghiệp thường phó thác luôn cả việc này cho một cá nhân hay đơn vị nào đó đăng ký hộ. Điều này là không nên. Bởi khi tên miền đó hết hạn và cần mua lại, bạn sẽ gặp phải các sự cố như:
– Không thể tiếp tục sở hữu tên miền đó do người mua dùm không chịu trả lại hoặc đánh mất tài khoản. Nếu phải đổi sang một tên miền khác thì sẽ rất ảnh hưởng đến kết quả SEO, bạn sẽ mất đi một lượng khách hàng đáng kể.
– Phải mua lại một tên miền mới, không những ảnh hưởng đến kết quả SEO như đã nói, bạn sẽ phải bỏ chi phí và thời gian cho việc làm lại nhãn mail, nhận diện thương hiệu, truyền thông lại cho khách hàng.
– Tên miền bị đánh cắp và sử dụng cho một mục đích không tốt: Khi tải khoản tên miền bị mất hoặc người đăng ký tên miền không trả lại tài khoản cho bạn, bạn sẽ mất quyền kiểm soát tên miền. Trang của bạn có thể bị sử dụng sai mục đích, thậm chí là sử dụng cho những mục đích không tốt, gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín doanh nghiệp của bạn.
Để tránh những rủi ro này, ngay từ đầu hãy xác định rằng tên miền là một tài sản quan trọng, có thể quyết định đến sự sống còn, thương hiệu của doanh nghiệp. Từ đó hãy tự nghĩ tên và đăng ký, trực tiếp quản lý tên miền của mình.
2. Không có chiến lược và không xác định rõ ràng chiến lược kinh doanh trên website của mình
“Nếu không có mục đích, anh không làm được gì cả” (Đi – Đơ – Rô). Đó là điều tất nhiên và sẽ thật khôi hài nếu bạn xây dựng nên website mà không biết để làm gì, không xác định được đường đi nước bước để “nuôi lớn” website đó.
Không xác định được mục đích, không xây dựng được chiến lược đồng nghĩa với việc bạn chắc chắn sẽ không sở hữu được một website hiệu quả. Đơn giản bởi vì sẽ không xác định được phong cách cho website, không xác định được đối tượng phục vụ của mình…do đó rất có thể bạn sẽ phải xây dựng lại từ đầu, làm tốn thêm kinh phí và thời gian.
Do đó trước khi thiết kế website, bạn cần trả lời những câu hỏi sau:
• Bạn xây dựng website để làm gì? để kinh doanh online? xây dựng thương hiệu? hay để tạo uy tín với khách hàng?…sau khi trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ biết mình nên chọn tên miền nào cho phù hợp, tên miền nên hướng vào doanh nghiệp hay sản phẩm.
• Bạn sẽ làm gì với website đó? giới thiệu sản phẩm? bán hàng, tạo dựng cộng đồng hay giao tiếp với khách hàng? Trả lời những câu hỏi này giúp bạn lựa chọn được đối tác phù hợp. Thí dụ nếu website sẽ được sử dụng để tạo dựng cộng đồng, thu hút sự chú ý…thì bạn chỉ cần chọn công ty thiết kế web có dịch vụ tư vấn giúp hướng đến việc tối ưu hóa từ khóa, tối ưu bố cục website. Còn nếu website được sử dụng để quảng cáo sản phẩm, thương hiệu thì cần chọn cho mình những công ty thiết kế web hiện đại hơn với khả năng nâng cấp website với các công nghệ hiện đại như 3D…
3. Phó thác hoàn toàn cho công ty thiết kế web
Chỉ có bạn mới là hiểu rõ nhất mục đích thiết kế website của mình, do đó bạn không nên phó thác tất cả việc thiết kế web cho đối tác. Nên nhớ họ chỉ là những người giúp bạn thiết kế và tư vấn, còn người đưa ra quyết định cuối cùng là bạn.
Để tránh xảy ra việc này, bạn cần:
• Xây dựng trước một chiến lược kinh doanh trên mạng
• Chuẩn bị các thông tin cần đưa lên web
• Chủ động trong việc xây dựng nội dung web và cần có hẳn một nguồn nhân lực cho việc này.
• Yêu cầu dịch vụ thiết kế web tôn trọng các ý kiến của bạn và cần tham khảo trước ý kiến của bạn trước khi thiết kế.
4. Không đầu tư nhân sự hoặc thời gian cho website
Nên nhớ rằng xây dựng website là cả một quá trình liên tục và lâu dài. Chúng ta không thể có một websie hiệu quả khi thời điểm hiện tại là năm 2014, nhưng web lại chỉ mới cập nhật tin tức đến năm 2013 hay chỉ có những sản phẩm vốn đã lỗi thời. Ai sẽ phí thời gian để truy cập vào một website vô bổ và lỗi thời như vậy? Đó là lý do vì sao bạn cần có một đội ngũ nhân sự và thời gian xây dựng cho website.
5. Nhầm lẫn rằng có nhiều vốn đầu tư ắt hẳn sẽ có một website tốt
Chi phí không đảm bảo được cả về điều kiện cần và đủ để có một website tốt. Bạn sẽ có một website tốt khi có một đội ngũ nhân sự chất lượng, có chiến lược kinh doanh rõ ràng, xác định được mục đích của mình, lựa chọn được đối tác phù hợp, có thời gian đầu tư một cách nghiêm túc cho website đó.
6. Giao website cho người khác
Đó có thể là những người mà bạn cho là có thể tin tưởng, cụ thể là bạn bè thân thiết hay người nhà. Khi phó thác web cho những mối quan hệ này, sẽ rất khó để rạch ròi trách nhiệm, bạn cũng sẽ rất khó để chê trách hay quy trách nhiệm khi sự cố xảy ra…sự cả nể sẽ khiến bạn mất đi tính chủ động. Do đó tốt nhất hãy chỉ hợp tác với các đối tác dưới dạng công ty.
Thế nào là một website tốt?
Website tốt cần có một cầu trúc thân thiện với công cụ tìm kiếm
Để trả lời cho câu hỏi: “Như thế nào là một website tốt?”, chúng ta có thể dựa vào ngành nghề hay những tiêu chí chung được đặt ra dựa vào đối tượng nhắm tới.
Cụ thể:
1. Website về thông tin nhà đất, bất động sản:
Đối tượng nhắm tới của các trang web này là những người có nhu cầu mua nhà, thuê nhà. Do đó ngoài sự đơn giản và dễ hiểu, dễ theo dõi thì website này cần cung cấp đầy đủ thông tin về nhà đất, các hình ảnh đi kèm một cách cụ thể, các tin tin tức liên hệ. Đặc biệt, một website bất động sản tốt phải là một website cho phép đối tượng truy cập có thể search được theo nhiều tiêu chí tìm kiếm khác nhau, ví dụ như: khu vực địa lý, giá cả, diện tích…điều này giúp cho người thuê nhà nhanh chóng và dễ dàng tiếp cận chính xác với những căn nhà theo tiêu chí của mình, thúc đẩy nhanh chóng việc mua bán. Website đó cũng cần tạo điều kiện để khách hàng có thể trao đổi trực tiếp với người bán, người cho thuê mà không phải thông qua một đối tượng trung gian nào hết.
Web bất động sản rất cần có nút search
Có thể tóm gọn lại những tiêu chí cho một website bất động sản tốt như sau:
• Có giao diện đơn giản, thân thiện với người sử dụng.
• Bố cục thông tin rõ ràng, dễ hiểu
• Có chức năng tìm kiếm đa dạng
• Cung cấp thông tin đầy đủ, có hình ảnh thật, không dùng hình ảnh minh họa
• Có thông thông tin người liên hệ
• Sở hữu hệ thống từ khóa đặc thù và từ khóa “thị trường ngách”
• Thân thiện với công cụ tìm kiếm
2. Website mua bán hàng tiêu dùng
Bên cạnh việc giới thiệu sản phẩm, dịch vụ tới người tiêu dùng, website bán hàng này cũng cần phải tạo được cảm xúc cho người mua hàng, thay đổi liên tục để mang lại những trải nghiệm thú vị cho khách hàng. Ngoài ra cũng giống như các trang nhà đất, chức năng tìm kiềm là ưu tiên số một cho website dạng này.
Cũng giống như các trang nhà đất, chức năng tìm kiềm là ưu tiên số một cho website dạng này
Nói chung lại, một website mua bán hàng tiêu dùng tốt cần đáp ứng được những tiêu chí sau đây:
• Giao diện đẹp, chất lượng hình ảnh cao
• Dễ sử dụng
• Cung cấp đầu đủ các thông tin về sản phẩm (kích cỡ, chất liệu, mức giá, phương thức thanh toán…)
• Đa dạng về mặt hàng
• Có phần tư vấn – hỗ trợ mua hàng
• Gây dựng được niềm tin với người tiêu dùng
3. Website du lịch
Trước tiên, website đó cần xác định rõ thị trường mà mình hướng tới, khơi gợi nên được sự thích thú, mong muốn khám phá những vùng đất mới.
Những tiêu chí cho một website du lịch tốt bao gồm:
• Tạo được tương tác với khách hàng một cách trực tiếp trên web hoặc thông qua các công cụ khác như Facebook, Twitter, blog…giúp khách hàng tiếp cận với doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi.
• Hình ảnh đẹp, chất lượng
• Cung cấp đầy đủ thông tin về địa điểm và các chương trình khuyến mãi, các tour, lịch trình
• Bố cục thông tin đơn giản, dễ hiểu
• Quan tâm đến cảm xúc và trải nghiệm của khách hàng
• Thân thiện với công cụ tìm kiếm
Thực ra, rất khó để chúng ta có thể tạo nên một website tốt về mọi phương diện. Do đó chúng ta có thể chỉ cần chọn lọc ra một số tiêu chí để xây dựng web theo các tiêu chí đó. Cụ thể:
Với khách hàng:
• Cung cấp đầy đủ thông tin về dịch vụ, sản phẩm
• Cập nhật thông tin kịp thời và chính xác về các chương trình khuyến mãi, giá cả
• Hướng dẫn các bước mua hàng và thanh toán
• Có đầy đủ thông tin liên hệ để khách hàng khiếu nại và phản hồi lại cho khách hàng
• Tải xuống nhanh
Với đối tác:
• Cập nhật thông tin, hoạt động và xu hướng hợp tác của doanh nghiệp
• Thông tin liên hệ
• Các đối tác hiện có
• Các chính sách về hợp tác
• Tạo phản hồi
Với người quản trị và điều hành website
• Thiết kế bố cục nội dung dễ hiểu
• Thời gian cập nhật ngắn, trình tự cập nhật đơn giản
• Có hướng dẫn quản trị bằng hình ảnh
Với ứng viên tuyển dụng
• Cập nhật các thông tin tuyển dụng kịp thời
• Cập nhật mẫu đơn tuyển dụng (nếu có)
• Thông tin về văn hóa và môi trường làm việc
Với cộng đồng:
• Cung cấp thông tin, giá trị, tầm nhìn của doanh nghiệp
• Tạo khả năng tương tác cao
• Thông tin liên hệ rõ ràng
Với doanh nghiệp
• Kích thích thực hiện hành động hiệu quả (đăng ký thành viên, mua hàng, đặt câu hỏi…)
• Lượng truy cập nhiều, lâu dài
Có thể bạn quan tâm
Checklist 10 tiêu chuẩn để có một Website chuẩn SEO
Ngày đăng: 03/12/2020
Quá trình với những sáng tạo và tính toán cẩn trọng sẽ cho ra thiết kế một website hiệu quả. Trong quá trình này chúng ta thường gặp phải một số sai lầm phổ biến như sau: 1. Không sở hữu tên miền của chính mình Thay ...
Liệu rằng website đã đến thời kỳ cần được nâng cấp chưa?
Ngày đăng: 28/11/2020
Quá trình với những sáng tạo và tính toán cẩn trọng sẽ cho ra thiết kế một website hiệu quả. Trong quá trình này chúng ta thường gặp phải một số sai lầm phổ biến như sau: 1. Không sở hữu tên miền của chính mình Thay ...
6 lý do nên lập thêm web bán hàng online
Ngày đăng: 27/11/2020
Quá trình với những sáng tạo và tính toán cẩn trọng sẽ cho ra thiết kế một website hiệu quả. Trong quá trình này chúng ta thường gặp phải một số sai lầm phổ biến như sau: 1. Không sở hữu tên miền của chính mình Thay ...
Giao diện đa ngành – Thiết kế website tập trung vào mục tiêu chuyển đổi
Ngày đăng: 27/11/2020
Quá trình với những sáng tạo và tính toán cẩn trọng sẽ cho ra thiết kế một website hiệu quả. Trong quá trình này chúng ta thường gặp phải một số sai lầm phổ biến như sau: 1. Không sở hữu tên miền của chính mình Thay ...
7 Ảnh hưởng tiêu cực đến thương hiệu của thiết kế giao diện website tồi
Ngày đăng: 27/11/2020
Quá trình với những sáng tạo và tính toán cẩn trọng sẽ cho ra thiết kế một website hiệu quả. Trong quá trình này chúng ta thường gặp phải một số sai lầm phổ biến như sau: 1. Không sở hữu tên miền của chính mình Thay ...